Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Bình Thường? Thứ Sáu, 24/11/2023, 15:00
Niêm mạc tử cung dày hay mỏng có liên hệ mật thiết đến tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, trong đó có khả năng đậu thai và mang thai. Cùng tìm hiểu niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường và có ảnh hưởng như thế nào đến việc mang thai qua bài viết dưới đây.
Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung chính là lớp mô bảo vệ nằm bao bọc trên bề mặt của tử cung. Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Niêm mạc tử cung dày khiến phụ nữ khó thụ thai
Cấu tạo của niêm mạc tử cung gồm 2 phần:
Lớp nội mạc căn bản: Bao gồm lớp tế bào không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
Lớp nội mạc tuyến: Chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt về độ dày mỏng trong suốt quá trình.
Nội mạc tử cung là một trong số ít các cơ quan trong cơ thể con người thay đổi kích thước mỗi tháng trong suốt một năm theo chu kỳ sinh sản dưới sự tác động của các hormone estrogen và progesterone. Khi niêm mạc tử cung được thúc đẩy dày lên theo từng chu kỳ là dấu hiệu chuẩn bị sẵn sàng để trứng đã thụ tinh có thể làm tổ bên trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên, qua mỗi kỳ kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong và đi ra ngoài qua việc hành kinh. Các bạn nữ đến kỳ hành kinh đều có thể nhận thấy các niêm mạc tử cung trong chu kỳ của mình.
Điều gây ra nỗi băn khoăn cho nhiều phụ nữ là độ dày, mỏng của lớp niêm mạc tử cung của mình, liệu việc này có ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc niêm mạc dày thì có thai được hay không?
Niêm mạc tử cung được xem là dày khi trên 20cm. Đối với các trường hợp niêm mạc tử cung quá dày sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai. Đây cũng là một nguyên nhân của tình trạng hiếm muộn của nhiều cặp vợ chồng.
Nguyên nhân của niêm mạc tử cung dày:
Có thể dễ dàng nhận ra nguyên nhân của việc niêm mạc tử cung dày phụ thuộc vào hàm lượng estrogen trong cơ thể của phụ nữ. Việc niêm mạc tử cung dày theo chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường nhưng trong trường hợp lượng estrogen tăng lên quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng rong kinh, buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn và gây bất lợi lớn cho việc mang thai.
Câu hỏi đặt ra là điều gì gây ra niêm mạc dày bất thường?
Trong một số trường hợp, nội mạc tử cung dày có thể là dấu hiệu của:
- Polyp
Polyp nội mạc tử cung là những mô bất thường được tìm thấy trong tử cung. Những polyp này làm cho nội mạc tử cung trở nên dày hơn khi thực hiện siêu âm. Polyp không phải là mô ác tính trong hầu hết các trường hợp nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ các polyp nội mạc tử cung có thể trở thành ác tính.
- U xơ tử cung:
Khoảng 80% phụ nữ ở độ tuổi trung niên (thường dưới 45 tuổi) thường rất dễ mắc phải u xơ tử cung. Điều này khiến nó trở thành một căn bệnhbênh khá phổ biến và là nỗi ám ảnh. U xơ tử cung có thể gắn vào nội mạc tử cung và khiến cho lớp nội mạc tử cung trông dày hơn.
- Sử dụng thuốc Tamoxifen:
Tamoxifen (Nolvadex) là một loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú. Tamoxifen gây ra các tác dụng phụ thường gặp bao gồm mãn kinh sớm và những thay đổi trong cách nội mạc tử cung của bạn, nó có thể khiến niêm mạc tử cung dày hơn.
- Tăng sản nội mạc tử cung:
Tăng sản nội mạc tử cung xảy ra khi các tuyến nội mạc tử cung của bạn làm cho các mô phát triển nhanh hơn. Tình trạng này phổ biến hơn ở những phụ nữ đã đến tuổi mãn kinh. Trong một số trường hợp, tăng sản nội mạc tử cung có thể trở thành bệnh ác tính.
- Ung thư nội mạc tử cung:
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, hầu như tất cả các bệnh ung thư tử cung đều bắt đầu trong các tế bào nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung dày bất thường có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Các triệu chứng khác bao gồm chảy máu nặng thường xuyên hoặc không, kinh nguyệt không đều sau khi mãn kinh hoặc đau bụng dưới hoặc đau ở vùng chậu.
Biểu hiện của niêm mạc tử cung dày:
Có thể nhận biết niêm mạc tử cung dày bằng cách nào, dưới đây là một số dấu hiệu cho biết tình trạng nội mạc tử cung dày bất thường mà các chị em có thể tham khảo để có hướng cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân:
Kỳ kinh kéo dài hơn bình thường và máu chảy nhiều hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều kéo dài dưới 3 tuần hoặc trên 38 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày (tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo).
Chảy máu sau mãn kinh.
Phụ nữ có niêm mạc tử cung dày có chu kì kinh dài hơn bình thường
Niêm mạc tử cung dày có bình thường không?
Để biết niêm mạc tử cung 6mm hay niêm mạc tử cung dày 12mm có bình thường hay không cần nắm được các thông tin về độ dày niêm mạc tử cung theo chu kỳ của người phụ nữ vì đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nội mạc tử cung dày lên hay mỏng phụ thuộc hoàn toàn vào chu kỳ kinh nguyệt
Trong thời gian vừa qua kỳ hành kinh (vừa sạch kinh): mốc thời gian được tính từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu kỳ kinh sau. Lúc này, niêm mạc tử cung đã bong ra nhiều và chỉ còn lại lớp mô đệm, mô đáy nên niêm mạc tử cung chỉ dày từ 2mm đến 4mm.
Giai đoạn tăng sinh (trước khi rụng trứng): mốc thời gian tính từ khi bắt đầu hành kinh đến khi trứng rụng. Đây là giai đoạn lớp niêm mạc tử cung dày lên nhanh chóng, sau một tuần, độ dày niêm mạc tử cung bình thường từ 5mm6mm và tiếp tục tăng đến khi kỳ hành kinh sau.
Giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt: niêm mạc tử cung dày 12mm 16 mm. Ở giai đoạn này, nếu quá trình thụ thai không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung dưới tác động co bóp của tử cung, lớp niêm mạc dày này sẽ bong tróc và ra ngoài theo kỳ kinh nguyệt.
Niêm mạc tử cung dày có thể có thai không?
Nội mạc tử cung sẽ dày hơn khi trứng đã được thụ tinh và được cấy vào nội mạc tử cung. Các xét nghiệm được thực hiện trong thời kỳ đầu mang thai có thể cho thấy nội mạc tử cung dày từ 2mm trở lên. Độ dày nội mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thụ thai.
Nếu niêm mạc tử cung dưới 6mm được cho là quá mỏng gây khó khăn cho quá trình làm tổ, nếu thai được thụ tinh thành công cũng dễ bị chết lưu hoặc sảy thai vì lớp nội mạc quá mỏng để thai có thể bám vào hay phát triển.
Tuy nhiên, niêm mạc tử cung quá dày hoặc dày hơn bình thường cũng là mối bận tâm lớn của các chị em. Niêm mạc tử cung dày xuất phát từ việc mất cân bằng hormone và là triệu chứng của các tình trạng tiềm ẩn. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có một mối liên hệ mật thiết giữa khả năng mang thai khỏe mạnh với việc nội mạc tử cung không quá dày hoặc không quá mỏng. Điều này ảnh hưởng đến việc phôi có được “tổ” an toàn và được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
Vậy câu hỏi đặt ra là niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thể mang thai?
Bổ sung estrogen sẽ giúp hạn chế niêm mạc tử cung dày lên
Độ dày lý tưởng và phù hợp nhất để các chị em có thể an tâm và chuẩn bị cho việc mang thai khỏe mạnh là trong mức từ 6mm10mm, như vậy giai đoạn tăng sinh (phát triển niêm mạc) là phù hợp nhất. Khi kết thúc kỳ kinh, lớp niêm mạc tử cung dày khoảng từ 7mm 10mm thì đây là dấu hiệu mẹ đã thụ thai.
Để biết niêm mạc tử cung ở trình trạng nào, các chị em cần thực hiện việc siêu âm vì chỉ qua siêu âm mới xác định được chính xác độ dày của nội mạc tử cung. Việc đến cơ sở y tế cũng là cách đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho các chị em trước khi sẵn sàng mang thai.
Phụ nữ có niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
Các chị em có thể tham khảo một số biện pháp luyện tập hoặc uống thuốc sau đây để hạn chế sự dày lên của niêm mạc tử cung:
- Chị em có thể dùng progestin hoặc progesterone đồng thời với việc dùng estrogen sau mãn kinh.
- Các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đến các phòng khám uy tín để biết về việc dùng estrogen hay progestin hay không trong trường hợp kinh nguyệt không đều.
- Nếu chị em nào đang có cân nặng quá mức bình thường cần giảm cân vì có thể giúp ích cho quá trình làm chậm và ngăn cản sinh niêm mạc tử cung.
- Việc luyện tập thể dục thể thao cũng rất tốt giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng estrogen dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân là dày niêm mạc tử cung.
- Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố giúp niêm mạc tử cung không dày lên quá mức bình thường.
- Việc sử dụng thuốc đông y cũng là một gợi ý cho tình trạng niêm mạc tử cung dày ở phụ nữ.
Niêm mạc tử cung dày nên ăn gì?
Đối với những chị em đang cảm thấy lo lắng vì niêm mạc tử cung dày hơn bình thường thì ngoài việc điều trị bằng thuốc để cân bằng nội tiết tố, việc ăn uống cũng góp một phần quan trọng trong việc điều chỉnh độ dày niêm mạc. Các chị em cùng tham khảo những cách dưới đây nhé!
Niêm mạc tử cung dày nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C
Những loại thực phẩm không nên ăn nhiều khi bị niêm mạc tử cung dày:
Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng độ dày của niêm mạc tử cung vì vậy các chị em cần hạn chế các loại thịt có màu đỏ như thịt bò,…hạn chế ăn các loại rau mâm xôi, lá cây tầm ma,…Bên cạnh đó, vitamin C lại giúp tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể nên các mẹ bầu cũng cần hạn chế các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt,…nhé.
Các chị em cũng cần hạn chế ăn đường và các thực phẩm chứa nhiều đường vì đường ảnh hưởng đến việc mất cân bằng nội tiết tố có liên quan đến khả năng sinh sản.
Hạn chế các sản phẩm làm từ đậu tương như đậu nành,…
Ngoài ra, chị em cần lưu ý các thực phẩm có chứa nhiều vitamin E và L –Arginine để hạn chế sử dụng.
Kết luận:
Niêm mạc tử cung dày phản ánh tình trạng sức khỏe của chị em, nhất là việc có thai và sinh sản. Bài viết hy vọng đã cung cấp một số thông tin hữu ích giúp các chị em hiểu được tình trạng của bản thân và có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Nguồn HEALTHYBLOG
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Những điều không nên làm sau khi phá thai chị em nên chú ý Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Suy giảm testosterone ở nam giới là như thế nào? Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- 5 bệnh xã hội thường gặp nguy hiểm nhất hiện nay Thứ Năm, 23/11/2023, 14:00
- TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Thứ Sáu, 17/11/2023, 13:00
- XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN BAO GỒM NHỮNG GÌ VÀ CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO? Thứ Sáu, 17/11/2023, 12:00
- Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV Thứ Năm, 16/11/2023, 14:00
- Có nên tiêm hormone giảm ham muốn khi vợ mang thai không? Thứ Năm, 16/11/2023, 12:00
- Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý Thứ Sáu, 10/11/2023, 14:00
- Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu, cách giúp giảm khó chịu là gì? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Góc giải đáp thắc mắc: Máu báo thai có chất nhầy hay không? Thứ Sáu, 10/11/2023, 12:00
- Đàn ông có hết tinh trùng được không? Thứ Năm, 09/11/2023, 14:00