Những dấu hiệu tiền sản giật mẹ bầu cần ghi nhớ Thứ Năm, 18/05/2023, 14:00
Trong suốt thai kỳ của mình mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tình trạng nguy hiểm, trong số đó, tiền sản giật là nỗi lo của không ít thai phụ. Hội chứng này chủ yếu xảy ra vào sau tuần thứ 20 của thai kỳ, có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nhận biết sớm dấu hiệu tiền sản giật để can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tối đa những biến chứng này.
1. Tổng quan về tiền sản giật
1.1. Như thế nào là tiền sản giật?
Tiền sản giật trước đây còn gọi là hội chứng nhiễm độc thai nghén chủ yếu phát triển sau tuần thai thứ 20, chiếm khoảng 5 - 8% tỷ lệ thai phụ mắc phải. Có 4 loại rối loạn huyết áp “chính” có thể gặp trong thai kỳ, tiền sản giật là 1 trong số đó.
Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai kỳ vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
Tiền sản giật chính là giai đoạn trước của sản giật. Sản giật là biến chứng của tiền sản giật nặng gây nên hôn mê hoặc cơn co giật nặng mà không rõ căn nguyên. Cơn co giật thường xảy ra vào tuần 20 tuần của thai kỳ, khi thai phụ chuyển dạ hoặc sau khi sinh xong. Cơn sản giật hay xuất hiện sau tiền sản giật với đặc trưng là tăng huyết áp ở mức cao.
Tiền sản giật cần được điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. Phát hiện sớm dấu hiệu tiền sản giật là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu biến chứng này.
1.2. Nguyên nhân và tính chất nguy hiểm của tiền sản giật
Đến nay nguyên nhân chính xác của tiền sản giật là gì vẫn chưa xác định được. Hầu hết chuyên gia cho rằng đây là hội chứng xuất phát từ nhau thai - cơ quan nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi trong toàn bộ thai kỳ.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mạch máu sẽ phát triển để cung cấp đủ máu đến nhau thai. Nếu tiền sản giật thì mạch máu không phát triển đầy đủ, hẹp hơn mạch máu bình thường đồng thời cũng không đáp ứng đúng với kích thích nội tiết tố. Kết quả là số lượng máu ngày càng giảm.
Tình trạng này có thể là do máu vào tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương và hệ miễn dịch gặp vấn đề do ADN của thai phụ.
Tiền sản giật được xem là một hội chứng nhiễm độc thai kỳ nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến sự sống của cả mẹ và thai nhi khi không được điều trị kịp thời. Biến chứng điển hình có thể kể ra như:
- Tiểu cầu thấp gây chảy máu.
- Nhau thai tự bong khỏi thành tử cung.
- Thai phụ bị suy thận, tổn thương gan, phù phổi.
- Sản giật
- Thai chậm phát triển trong tử cung
- Trẻ sinh non có thể gặp nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe.
2. Nhận biết các dấu hiệu tiền sản giật
2.1. Dấu hiệu đặc trưng của tiền sản giật
3 dấu hiệu tiền sản giật điển hình là tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù. Đôi khi hội chứng này cũng diễn tiến âm thầm mà không có dấu hiệu báo trước, chỉ khi trở nên trầm trọng thì sản phụ mới biết mình bị tiền sản giật.
3 dấu hiệu tiền sản giật đặc trưng
- Tăng huyết áp: thai phụ có chỉ số huyết áp >140/90 mmHg được ghi nhận qua 2 lần đo, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ được xem là bất thường. Đây là lý do mà tất cả thai phụ cần được theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Tăng protein niệu: tăng protein trong nước tiểu - phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu cũng được xem là dấu hiệu tiền sản giật điển hình.
- Phù: đây chỉ là dấu hiệu đi kèm 2 dấu hiệu trên, không được xem là điển hình khi xuất hiện một mình vì nó cũng hay xảy ra ở các thai phụ có thai kỳ bình thường. Vì thế, với hiện tượng phù cần phân biệt phù bệnh lý hay phù sinh lý.
2.2. Một số dấu hiệu có thể gặp phải khác
- Sưng tay, sưng mặt
Nếu bỗng nhiên bị sưng ở tay, ở mặt (nhất là vùng quanh mắt) thì thai phụ cần cảnh giác trước dấu hiệu tiền sản giật. Nếu bị sưng ở chân hay phần nào khác của cơ thể thì hầu hết là không đáng lo.
- Cân nặng tăng nhanh bất thường
Tăng cân trong suốt thai kỳ là bình thường nhưng tốc độ tăng thường là đều và chậm. Nếu thai phụ thấy cân nặng của mình tăng nhanh quá mức (1.5 - 2kg/tuần) thì nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được đánh giá chính xác.
- Thường xuyên có cơn đau đầu kéo dài
Có một số thai phụ bị đau đầu trong thai kỳ nhưng nếu cơn đau đầu ấy triền miên, thường xuyên xuất hiện thì nên đến khám bác sĩ để dự phòng tiền sản giật.
- Bị thay đổi tầm nhìn hoặc mất thị lực
Đây cũng là những dấu hiệu tiền sản giật cần cảnh giác. Thai phụ nếu thấy trong tầm nhìn có đốm sáng, thường xuyên bị hoa mắt, mất thị lực thì nên đến bệnh viện ngay.
- Hay có những cơn buồn nôn, nôn đột ngột
Nếu đã đi qua giai đoạn nghén của thai kỳ mà bỗng nhiên lại hay có cảm giác buồn nôn, hay bị nôn bất thường thì thai phụ cũng nên chú ý trước hội chứng tiền sản giật.
- Bị đau bụng trên
Bị đau bụng trên không phải do thai nhi đạp, không do ợ nóng và cơn đau kéo dài không thuyên giảm thì cũng nên cảnh giác với tiền sản giật.
- Bị khó thở
Cảm giác khó thở, thở hổn hển, thở hụt hơi,... bỗng nhiên xuất hiện và hay lặp lại là dấu hiệu thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra vì đây cũng có thể là dấu hiệu tiền sản giật.
3. Thai phụ cần lưu ý
Không ít thai phụ không có triệu chứng tiền sản giật rõ ràng nên việc tự nhận biết tương đối khó khăn. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, tốt nhất thai phụ nên chú ý theo dõi cơ thể và tuân thủ lịch khám thai đã được bác sĩ hướng dẫn.
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp thai phụ dự phòng và phát hiện sớm tiền sản giật
Qua mỗi lần khám thai, thai phụ sẽ được kiểm tra huyết áp, siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi, xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chỉ số protein niệu và theo dõi sức khỏe thai nhi. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng sẽ đề nghị thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chỉ số men gan, số lượng tiểu cầu có bất thường hay không. Với những kiểm tra này, thai phụ sẽ được phát hiện tiền sản giật từ sớm (nếu có).
Ngoài ra, nếu không phải mốc khám thai nhưng bỗng nhiên bị mờ mắt, có các dấu hiệu rối loạn thị giác, bị đau đầu dữ dội liên tục, khó thở mức độ nghiêm trọng hay đau bụng dữ dội không chịu được thì cũng cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Thắc mắc : Nguyên nhân đau bụng kèm đi ngoài ngày đầu kỳ kinh là do đâu? Thứ Năm, 18/05/2023, 13:00
- Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Hai, 15/05/2023, 17:00
- Thắc mắc : Ra ít máu hồng âm đạo khi mang thai là bị làm sao? Thứ Hai, 15/05/2023, 15:00
- Các bệnh thường gặp ở tử cung Thứ Hai, 15/05/2023, 14:00
- Bị polyp cổ tử cung có mang thai được không? Thứ Hai, 15/05/2023, 14:00
- câu hỏi: Tăng sản niêm mạc cổ ngoài nghĩa là gì? Thứ Hai, 15/05/2023, 13:00
- 5 bệnh ở tử cung dẫn đến vô sinh Thứ Năm, 11/05/2023, 17:00
- Có nên dùng 2 loại kem chống nắng cùng lúc để bảo vệ da: 90% chị em không biết đáp án đúng Thứ Năm, 11/05/2023, 15:00
- Mùa nắng ngồi máy lạnh, da lão hóa thần tốc, nàng công sở phải làm gì để tái sinh da dẻ? Thứ Năm, 11/05/2023, 15:00
- Phụ nữ thông minh thực hiện 3 không với những mối quan hệ khác giới Thứ Năm, 11/05/2023, 15:00
- Chạm trán gã đàn ông lạ trước chung cư, người phụ nữ rút ra kinh nghiệm đảm bảo an toàn khi sống một mình Thứ Năm, 11/05/2023, 13:00
- Ướp thịt bò thêm 2 thứ này đảm bảo thịt mềm, thơm ngon "chuẩn nhà hàng" Thứ Hai, 08/05/2023, 15:00