Các bài tập yoga cho người bị u nang buồng trứng Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
U nang buồng trứng là bệnh mà bất cứ người phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc phải, mặc dù đa phần là lành tính. Hiện nay, nhiều bệnh nhân có xu hướng cải thiện bệnh bằng cách sử dụng thảo dược tự nhiên và các bài tập yoga u nang buồng trứng. Vậy những tư thế yoga cho người bị u nang buồng trứng nào sẽ mang lại hiệu quả?
1. U nang buồng trứng là gì?
Trước khi tìm hiểu về các bài tập yoga u nang buồng trứng, chúng ta cần có những khái niệm cơ bản về bệnh lý phụ khoa này. Theo bác sĩ, u nang buồng trứng bản chất là một khối u lành tính, tương đối phổ biến ở phụ nữ và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng hoặc đôi khi ở dạng rắn, mật độ chắc và được tạo thành từ các tế bào bã nhờn, lông tóc... Một số trường hợp ít gặp ở dạng u nang do tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Đa phần u nang buồng trứng là lành tính và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là chúng phát triển rất chậm và thầm lặng, do đó thường khiến người bệnh chủ quan và qua đó đưa đến các biến chứng do kích thước khối u quá lớn hoặc hóa ác thành ung thư.
Mặc dù có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng thống kê cho thấy u nang buồng trứng tập trung chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây cũng chính là nỗi lo lớn nhất của chị em vì nếu không được điều trị kịp thời thì u nang buồng trứng vẫn có nguy cơ diễn tiến đến vô sinh hiếm muộn.
2. Triệu chứng u nang buồng trứng
Triệu chứng điển hình nhất của u nang buồng trứng là những cơn đau bụng vùng chậu. Các cơn đau này rất dễ bị nhầm lẫn hoặc bị bỏ sót nên khiến bệnh không được phát hiện sớm. Để nhận biết chính xác bệnh u nang buồng trứng, bên cạnh triệu chứng đau bụng dưới thì bệnh nhân nên chú ý thêm các triệu chứng khác như sau:
- Đau bụng dưới kèm theo rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như chậm kinh hoặc lượng máu kinh ra ồ ạt bất thường;
- Đau bụng dưới nhiều hơn khi quan hệ tình dục;
- Đau bụng kinh ngay cả trước và sau chu kỳ hành kinh;
- Cảm giác căng cứng bụng dưới khi dùng tay day nhẹ vào.
Lưu ý, cơn đau bụng dưới thường xuyên, tái đi tái lại không phải là vấn đề nhỏ, mặc dù đa phần chị em phụ nữ thường phớt lờ vấn đề này. Nếu không kịp thời kiểm tra và phát hiện đau bụng do bệnh u nang buồng trứng gây ra thì có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
3. U nang buồng trứng có nên tập thể dục?
U nang buồng trứng hiện nay có thể điều trị bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có những phương pháp không sử dụng thuốc. Câu hỏi đặt ra là người bị u nang buồng trứng có nên tập thể dục không là liệu phương pháp này có hiệu quả hay không? Theo các chuyên gia, mặc dù các tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp thúc đẩy sức khỏe tối ưu, qua đó hỗ trợ giảm kích thước khối u nang buồng trứng, tuy nhiên những bài tập thể dục cường độ cao lại mang lại tác dụng ngược lại khi có thể khiến u nang vỡ hoặc tăng khả năng xoắn cuống. Hậu quả là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Đau bụng đột ngột và dữ dội kết hợp tiền sử đã được chẩn đoán u nang buồng trứng sẽ gợi ý đến khả năng xoắn hoặc vỡ u.
4. Tư thế yoga cho người bị u nang buồng trứng
Như đã đề cập ở trên, các bài tập nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ giảm kích thước u nang buồng trứng và theo các chuyên gia tốt nhất chính là các bài tập yoga. Vậy tư thế yoga cho người bị u nang buồng trứng nào mang lại hiệu quả cao nhất?
4.1. Tư thế cánh bướm
Tư thế cánh bướm giúp chị em kéo căng và thư giãn cơ vùng xương chậu, do đó rất hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu trong chu kỳ hành kinh cũng như cải thiện chứng đau do u nang buồng trứng.
Hướng dẫn tập tư thế cánh bướm:
- Chị em ngồi trên thảm, giữ cơ thể thẳng và tập trung vào nhịp thở;
- Tiến hành gập gối sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau và gót chân chạm vào xương chậu:
- Từ từ đưa chân đến gần cơ thể càng sâu càng tốt và dùng hai tay nắm lấy hai chân;
- Hít vào và nâng chân lên, sau đó hạ xuống giống như cánh bướm đang vỗ;
- Tập lặp lại trong 5 phút.
4.2. Tư thế bướm ngả người
Tư thế tập yoga u nang buồng trứng này tương tự tư thế cánh bướm, nhưng khi thực hiện thì chị em cần nằm xuống. Tư thế bướm ngả người kích thích các cơ quan trong ổ bụng người tập.
Hướng dẫn:
- Bắt đầu bằng tư thế ngồi trên thảm, gối gấp và đặt bàn chân vào nhau, tương tự như thế cánh bướm ở tư thế;
- Đặt tay phải trên bụng và tay trái trên tim;
- Hít sâu và dần dần bắt đầu nghiêng cột sống ra sau cho đến khi lưng tựa vào thảm phía sau;
- Chống đầu gối xuống sàn và nâng bàn chân lên ngang đùi;
- Giữ tư thế này trong 5 nhịp thở và lặp lại 10 phút.
4.3. Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana) là tư thế yoga cơ bản giúp uốn dẻo lưng, kéo căng cơ và tăng cường sức mạnh cho cánh tay cũng như phần bả vai. Tư thế yoga này cũng giúp làm ấm cơ thể và cải thiện lưu thông máu, do đó cải thiện các bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng và kinh nguyệt của phụ nữ, trong đó có bệnh u nang buồng trứng.
Hướng dẫn:
- Người tập nằm úp mặt trên thảm, hai tay co lại và lòng bàn tay úp xuống thảm. Phần khuỷu tay hơi gập nhẹ;
- Mở rộng lồng ngực và thư giãn vai;
- Hít vào thật sâu, sau đó thở ra và đẩy có thể ra sau;
- Giữ tư thế này và thở tự do.
4.4. Tư thế Chakki Chalanasana
Tư thế yoga cho người bị u nang buồng trứng này bắt chước hoạt động của một cối xay lúa bằng tay di động. Các động tác giúp mở rộng khung xương chậu và cân bằng nội tiết tố nữ, qua đó giúp cải thiện tình trạng u nang buồng trứng.
Hướng dẫn:
- Người tập ngồi trên sàn hoặc thảm với 2 chân dang rộng;
- Các ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng vào nhau, cánh tay rộng bằng vai nhưng để ở phía trước;
- Hít thở sâu và bắt đầu tạo một vòng tròn tưởng tượng với thân trên và thân mình, cánh tay di chuyển theo lưng;
- Hít vào khi di chuyển về phía trước và bên phải, thở ra khi di chuyển về phía sau và sang trái;
- Lặp lại quá trình này 10 đến 15 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Nang sinh lý buồng trứng là gì? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Bị bệnh tiểu đường tuýp 1-2 có sinh con được không? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Khi mang thai rỉ ối có nguy hiểm không? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Cổ tử cung ngắn có chắc chắn khiến phụ nữ sinh non không? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Bệnh tiền sản giật - Những điều mẹ bầu cần biết Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) - Những điều cần biết Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Triple test là gì và cần thực hiện ở tuần thai nào? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00
- Điều gì gây ra đau khi quan hệ tình dục? Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00