Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
Những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có nhiều khả năng bị nhiễm HIV hơn so với những người không bị mắc các bệnh này. Vì thế, sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể đánh giá nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ ngăn ngừa biến chứng của bệnh lây truyền cho bạn tình nhưng không có kỳ vọng ngăn ngừa lây lan HIV.
1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh nhiễm trùng lây từ người này sang người khác thông qua hoạt động tình dục bao gồm cả hậu môn, âm đạo hoặc quan hệ bằng miệng. Bệnh được gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh trùng và virus. HIV là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, còn có một số bệnh khác như Chlamydia, lậu, nhiễm trùng papillomavirus ở người (HPV) và giang mai.
2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV
Những người nhiễm HIV dễ bị nhiễm lan toả virus HIV khi viêm niệu đạo hoặc loét sinh dục. Khi người nhiễm HIV mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác chẳng hạn như: lậu, giang mai..., điều đó cho thấy họ đã quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ với bao cao su. Nếu vậy, có thể đã truyền HIV cho bạn tình của họ. Bệnh có thể điều trị bệnh bằng thuốc kháng virus HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV ngay cả khi những người này mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV
3. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục liên quan chặt chẽ với HIV
Ở Mỹ, cả bệnh giang mai và HIV đều là dịch bệnh tập trung cao ở nam giới có quan hệ đồng giới. Năm 2018, tỷ lệ quan hệ đồng giới chiếm khoảng 77.6% trong tất cả các trường hợp giang mai nguyên phát và thứ phát ở nam giới.
Tại Florida, năm 2010, trong số tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh giang mai truyền nhiễm thì cũng có tới 42% cũng bị nhiễm HIV. Những người mắc bệnh giang mai có nguy cơ rất cao được chẩn đoán nhiễm HIV trong tương lai. Và trong số những người đàn ông không nhiễm HIV mà mắc bệnh giang mai ở Florida vào năm 2003 thì đến năm 2011 có khoảng 22% người được chẩn đoán nhiễm HIV.
Ngoài ra, HIV cũng có mối liên quan chặt chẽ với bệnh lậu hơn bệnh Chlamydia, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ trẻ. Herpes cũng thường liên quan đến HIV. Và trong một phân tích tổng hợp cho thấy những người nhiễm virus HSV có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 3 lần.
4. Một số hoạt động có thể khiến cho một người có nguy mắc cả bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, âm đạo hoặc quan hệ bằng miệng mà không sử dụng bao cao su
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục với bạn tình ít quen biết hay không có thông tin cá nhân của bạn tình
- Quan hệ tình dục với ảnh hưởng của ma túy hoặc rượu. Những tác nhân này có thể làm giảm sự ức chế dẫn đến rủi ro trong quan hệ tình dục cao.
5. Điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục có ngăn ngừa được bệnh HIV không?
Với mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV trong nhiều nghiên cứu thì có vẻ việc điều trị bệnh lây truyền qua đường sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục để ngăn ngừa HIV nhưng đã không làm giảm được nguy cơ nhiễm bệnh.
Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể giúp đánh giá nguy cơ nhiễm HIV của một người. Điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh này, đồng thời ngăn ngừa lây truyền sang bạn tình, nhưng không nên mong đợi nó có thể để ngăn ngừa HIV.
6. Cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV
Các duy nhất hiệu quả 100% để tránh xa bệnh lây truyền tình dục là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng. Hoặc trong trường hợp quan hệ tình dục thì cần thực hiện một số cách sau để giảm nguy cơ mắc các bệnh này:
- Lựa chọn các hành vi tình dục ít rủi ro hơn
- Sử dụng bao cao su mới cho mọi hành vi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ bằng miệng. Và sử dụng trong toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối.
- Giảm số người tình trong quan hệ tình dục
- Hạn chế hoặc loại bỏ sử dụng ma tuý, rượu trước và trong khi quan hệ tình dục
- Hãy nói chuyện với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được cung cấp các dịch vụ cũng như các loại xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV. Thêm vào đó, hãy trao đổi với chuyên gia để tìm hiểu xem liều điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hoặc PrEF hoặc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm tốt giúp ngăn ngừa nhiễm HIV.
7. Nếu ai đó đã nhiễm HIV và sau đó bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều đó có thể khiến bạn tình của họ có nguy cơ bị nhiễm HIV không?
Nếu nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng virus, thì bệnh lây truyền qua đường tình dục không làm tăng nguy cơ lây truyền HIV. Tuy nhiên, những người bị nhiễm HIV mà không điều trị bằng thuốc kháng virus có thể có khả năng truyền HIV khi học mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đối tác tình dục âm tính với HIV của những người dương tính với HIV sẽ ít bị nhiễm HIV hơn nếu:
- Những người dương tính với HIV sử dụng liệu pháp kháng virus (ART). Khi đó. ART sẽ làm giảm lượng virus (tải lượng virus) trong máu và dịch cơ thể. ART cũng có thể giữ cho người nhiễm HIV khỏe mạnh trong nhiều năm và giảm đáng kể khả năng truyền HIV cho bạn tình nếu được thực hiện một cách nhất quán.
- Đối tác tình dục dùng PrEP sau khi thảo luận về tùy chọn này với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ và xác định xem liệu nó có phù hợp hay không.
- Đối tác chọn các hoạt động tình dục ít rủi ro.
- Đối tác sử dụng bao cao su mới cho mọi hành vi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ bằng miệng trong toàn bộ hành vi quan hệ tình dục từ đầu đến cuối.
Có rất nhiều bệnh lây qua đường tình dục nhưng không có triệu chứng rõ ràng nên nếu không được phát hiện để điều trị kịp thời có thể dẫn đến đau mạn tính, vô sinh và làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Vì vậy, việc lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách sớm nhất là cần thiết, được khuyến cáo.
Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.
Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho mọi lứa tuổi, dành cho cả nam và nữ. Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được:
- Khám chuyên khoa Da liễu
- Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Thế nào là quan hệ tình dục an toàn và 1 số điều các cặp đôi cần lưu ý Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Các cách khắc phục giảm ham muốn tình dục ở nam và nữ Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Những câu hỏi thú vị về sức khỏe tình dục Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Chứng lãnh cảm là gì? Khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào? Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản trẻ em gái vị thành niên Thứ Sáu, 11/11/2022, 00:00
- Rối loạn nội tiết tố cảnh báo vấn đề sức khỏe ở nữ giới Thứ Tư, 26/10/2022, 17:35
- Nhu cầu tình dục thay đổi như thế nào theo năm tháng? Thứ Tư, 26/10/2022, 00:00
- Khám nội tiết là khám gì? Thứ Tư, 26/10/2022, 00:00
- Giảm ham muốn tình dục ở nữ có thể điều trị? Thứ Ba, 25/10/2022, 16:46