Miếng dán tránh thai: Những điều cần biết Thứ Sáu, 04/10/2019, 22:17
Miếng dán tránh thai tương đối an toàn, dễ sử dụng và nếu được dùng đúng cách sẽ cho hiệu quả tránh thai cao, có thể trên 95%. Chỉ cần ngưng sử dụng miếng dán thì trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.
1. Miếng dán tránh thai là gì ?
Là một miếng dán nhỏ, kích cỡ khoảng mỏng khoảng 4,5cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán có khả năng giải phóng estrogen và progestin, các loại hormone tương tự với hormone do cơ thể sinh ra để ngăn ngừa quá trình rụng trứng.
Miếng dán tránh thai còn giúp làm đặc chất nhầy cổ tử cung, gây khó khăn cho sự tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng. Miếng dán tránh thai nếu được sử dụng đúng cách sẽ cho hiệu quả cao, tỷ lệ tránh thai lên tới 95%. Nếu muốn có thai trở lại, chỉ cần ngưng sử dụng miếng dán và trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.
2. Cách sử dụng miếng dán tránh thai
Cẩn thận xé bao đựng miếng dán tránh thai dọc theo mép bao, kéo miếng dán tránh thai ra và bóc lớp áp vào miếng dán sao cho không chạm tay vào bề mặt dính của miếng dán, sau đó dán miếng dán tránh thai vào vùng da khô sạch, không có lông. Thường dán ở vùng mông, vùng bụng, mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc phần thân trên.
Lưu ý không được dán miếng dán tránh thai lên vú, vùng da đang bị đỏ hoặc kích ứng hoặc bị trầy xước; không nên trang điểm, sử dụng các loại kem,phấn hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán miếng dán và vùng da sắp được dán miếng dán để tránh làm giảm tính kết dính của miếng dán tránh thai, làm giảm hiệu quả tránh thai
Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và kinh nguyệt sẽ xảy ra. Sau tuần thứ 4, dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó. Lưu ý không nên tháo miếng dán trong khi hoạt động thường ngày, như tắm rửa, bơi lội, tập thể dục thể thao.
3. Ưu điểm, nhược điểm của miếng dán tránh thai
Ưu điểm
- Có thể giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá và làm giảm hiện tượng đau nửa đầu kinh nguyệt.
- Hiệu quả cao, sử dụng dễ dàng, đơn giản
- Có thể hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng cho phụ nữ tiền mãn kinh
Nhược điểm
- Có thể dẫn tới một số rủi ro hiếm gặp sau: gây cục máu đông ở chân, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, sỏi túi mật và u gan. Nguy cơ này cao hơn ở một số trường hợp, như phụ nữ trên 35 tuổi, người có hút thuốc lá. Do vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những rủi ro có thể gặp phải trước khi thực hiện
- Có thể gây buồn nôn, đau đầu, ngứa da hoặc nổi ban đỏ trên bề mặt da chỗ dán miếng dán.
4. Các trường hợp chống chỉ định của miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai tuy tương đối an toàn nhưng vẫn có thể gây ra các rủi ro hiếm gặp như thuyên tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim,...Do đó trước khi sử dụng miếng dán tránh thai, cần khám và tư vấn ở các cơ sở y tế uy tín để biết mình có thuộc nhóm đối tượng bị chống chỉ định hay không.
Các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai, đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau khi sinh
- Có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như đối tượng từ 35 tuổi trở lên, hút thuốc lá thường xuyên, bị tăng huyết áp, đái tháo đường
- Đã và đang mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn đông máu, thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch, bệnh lý van tim,...
- Đang bị suy gan, xơ gan, u gan
Các trường hợp chống chỉ định tương đối
- Sử dụng một số thuốc chống co giật như phenytoin, carbamazepin, barbiturat, primidon, topiramate, oxcarbazepine, thuốc kháng virus, kháng sinh rifampicin...
- Phụ nữ đang cho con bú sau khi sinh từ 6 tuần đến 6 tháng hoặc phụ nữ không cho con bú trong vòng 4 tuần sau khi sinh
- Đã từng bị ung thư vú và không tái phát trong vòng 5 năm
- Bị rối loạn lipid máu
5. Những lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai
- Miếng dán tránh thai không thể ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục, do đó vẫn phải sử dụng thêm bao cao su để phòng ngừa các bệnh này.
- Lần đầu tiên dùng miếng dán tránh thai phải dùng thêm một biện pháp tránh thai hỗ trợ khác trong 7 ngày để ngừa thai hiệu quả.
- Nếu bắt đầu sử dụng miếng dán tránh thai vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì không cần sử dụng biện pháp tránh thai nào khác; nhưng nếu bắt đầu dán miếng dán tránh thai sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì cần áp dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ không phải là biện pháp nội tiết trong vòng 7 ngày liên tiếp.
- Trường hợp cần tránh thai sau khi sinh, nếu không cho con bú thì có thể bắt đầu tránh thai bằng miếng dán tránh thai sớm nhất là 4 tuần sau khi sinh.
- Không sử dụng đồng thời cả miếng dán tránh thai và thuốc uống tránh thai.
- Nếu bị rong huyết khi đang sử dụng miếng dán tránh thai, vẫn nên tiếp tục sử dụng vì hiện tượng rong huyết do miếng dán tránh thai thường mất đi sau một vài chu kỳ kinh nguyệt. Còn nếu rong huyết kéo dài thì nên đi khám để xem xét các nguyên nhân khác.
Theo Vinmec.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
- Tìm hiểu về dây hãm bao quy đầu Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người có HIV Thứ Năm, 07/08/2014, 00:00
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Tư, 06/08/2014, 00:00
- Đánh giá ban đầu trong điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Ba, 05/08/2014, 00:00
- Hai em bé lây HIV từ bố Thứ Hai, 04/08/2014, 00:00
- HIV là gì? Chủ Nhật, 03/08/2014, 00:00
- Sức khoẻ răng miệng khi có thai Thứ Bẩy, 02/08/2014, 00:00
- Đưa những điểm mới vào luật phòng, chống HIV/AIDS Thứ Năm, 31/07/2014, 00:00
- Phim tránh thai (VCF) Thứ Tư, 30/07/2014, 00:00
- Mũ cổ tử cung Thứ Ba, 29/07/2014, 00:00
- Điều trị kháng retrovirus (ARV) như thế nào cho hiệu quả? Thứ Hai, 28/07/2014, 00:00