Giao diện tiếp cận

Làm gì để phát triển giao tiếp giữa cha mẹ và con cái? Thứ Hai, 14/11/2022, 12:51

Làm gì để phát triển giao tiếp giữa cha mẹ và con cái?

Hình minh họa

Làm gì để phát triển giao tiếp giữa cha mẹ và con cái? Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đôi khi trở nên khó khăn khi trẻ bước vào tuổi thanh thiếu niên. Khi đó, cha mẹ phải làm sao? Cùng tìm hiểu qua các kỹ năng giao tiếp sau đây để có thể thắt chặt sợi dây tình cảm gia đình nhé!


Một số ông bố bà mẹ than phiền rằng rất muốn được trò chuyện cùng trẻ nhưng khi đặt ra những câu hỏi tương tự như:  “Ở trường hôm nay có vui không?”, thì thường nhận lại được câu trả lời ngắn gọn như “dạ cũng bình thường” sau đó thì trẻ đi vào phòng kết thúc cuộc trò chuyện.


Là cha mẹ, thay vì ngạc nhiên trước thái độ và cách cư xử của con, bạn hãy nhớ lại chính bản thân mình khi ở độ tuổi này thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Có nhiều biện pháp giúp cha mẹ xử trí các tình huống bối rối gây ra do sự thay đổi của trẻ ở tuổi vị thành niên. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên để thúc đẩy sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đơn giản là: “Đừng bao giờ ngừng cố gắng”. Một vài lời khuyên dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

1. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái bằn việc lắng nghe

Lắng nghe tích cực, hay còn được gọi là lắng nghe có phản xạ là điều mà bạn nên áp dụng. Đồng thời, cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, biến chuyển của ngữ điệu và các biểu cảm gương mặt của trẻ vì chúng đều có thể truyền đạt những thông tin quan trọng.

2. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Duy trì giao tiếp mắt

Bạn hẳn phải ngạc nhiên với số lần bạn nói chuyện với trẻ mà vẫn không rời mắt khỏi trang báo, TV, hay tiếp tục việc rửa chén bát. Hãy nhìn vào mắt trẻ khi cả hai đang trò chuyện cùng nhau. Đó là một trong những cách giao tiếp ngầm và làm trẻ hiểu rằng “ba mẹ thật sự đang quan tâm đến những điều mà con đang nói”.

3. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Không ngắt lời trẻ

 

Lời nhắc nhở mà người làm cha làm mẹ chúng ta thường nói với trẻ cũng cần được áp dụng cho chính bản thân chúng ta. Bạn cần tôn trọng quyền tự do ngôn luận của trẻ, hãy để trẻ nêu ý kiến, ngay cả khi bạn không đồng ý với nó. Nếu quan điểm, nhận thức của trẻ là sai lầm thì bạn cũng nên lắng nghe để rồi sau đó định hướng lại cho trẻ một cách khéo léo mà không tỏ vẻ bề trên.

4. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Chú ý giọng điệu của bạn

Đặt câu hỏi là một chuyện; tra hỏi, với giọng điệu buộc tội lại là một chuyện khác. Hãy cố gắng không quát tháo với trẻ, dù là những lúc mệt mỏi bạn muốn nghỉ ngơi, hay khi bạn đang bận rộn, không có thời gian để tâm sự với con.

5. Hãy đặt những câu hỏi mang tính gợi mở

Hãy tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận và duy trì cuộc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái bằng cách đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở nhằm khuyến khích trẻ chia sẻ ý kiến. Các câu hỏi để có hiệu quả cần đi vào chi tiết, và dựa vào những gì bạn đã biết về cách suy nghĩ của trẻ.

6. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Tìm mọi cơ hội để trò chuyện với trẻ

7. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái bằng cách chia sẻ kinh nghiệm sống của bạn cho trẻ

Hãy cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những trải nghiệm của bạn với con ngay cả khi những trải nghiệm đó có thể không được huy hoàng cho lắm. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc chỉ chia sẻ những gì phù hợp. Đôi khi có thể trẻ không chịu nghe hoặc không hiểu được những gì bạn muốn trẻ lĩnh hội từ các câu chuyện; nhưng một lúc nào đó, con bạn sẽ suy nghĩ về những điều bạn đã nói.

8. Hãy làm điểm tựa vững chắc cho trẻ

Hãy thường xuyên làm trẻ an tâm là nếu gặp bất cứ vấn đề gì, trẻ đều có thể tìm đến để tâm sự cùng cha mẹ và sau đó giữ lời hứa bằng cách đón nhận một cách vô điều kiện. La mắng, tỏ thái độ ghét bỏ, thất vọng, dù không bằng lời nói, đều có thể phá vỡ cầu nối giao tiếp giữa bạn và trẻ mà thôi. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng đôi khi có thể ba mẹ không đồng tình với những điều trẻ làm nhưng trẻ vẫn luôn luôn được yêu thương.

9. Luôn tinh ý để nhận ra dấu hiệu trẻ muốn tâm sự với bạn

Đôi khi con bạn rất muốn tâm sự với cha mẹ nhưng trẻ cảm thấy quá xấu hổ, lo sợ để làm điều đó hoặc đơn giản là không biết bắt đầu từ đâu. Do đó, bạn cần tinh ý nhận ra khi trẻ có những biểu hiện dưới đây:

  • Hỏi những câu hỏi liên quan đến một người bạn (thường trẻ sẽ không nêu rõ tên).
  • Hỏi về những trải nghiệm trong quá khứ của chính bạn.
  • Để mở một cuốn tạp chí trên giường trẻ, đập vào mắt bạn một bài viết như “Làm thế nào khi teen cảm thấy chán nản” thì đây có thể một lời cầu cứu cần được giúp đỡ.

    10. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Nếu không thể nói, hãy viết

    Nếu cảm thấy không thoải mái khi thảo luận trực tiếp các vấn đề cụ thể cùng con, bạn có thể viết một lá thư rồi để trong phòng trẻ. Một lá thư không thể thay thế hoàn toàn việc giao tiếp bằng lời nói; tuy nhiên, khi cần giải quyết một vấn đề phức tạp, nó sẽ giúp bạn diễn đạt suy nghĩ của mình một cách chu đáo và thận trọng hơn là khi nói trực tiếp.

    Ngoài ra, viết thư cũng ít có khả năng gây xung đột hay mâu thuẫn; đồng thời cũng sẽ dễ dàng hơn để bạn thể hiện tình cảm với con qua thư và tâm sự với con nhiều điều hơn.

    11. Để trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác ngoài cha mẹ

    Dù giữa bạn và trẻ tồn tại một mối liên kết đặc biệt, thỉnh thoảng vẫn có những lúc trẻ cần sự giúp đỡ từ một người lớn khác với cách nghĩ khác. Hãy để trẻ tâm sự với một người lớn khác mà trẻ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện. Đó có thể là một người chú, người dì, anh chị họ, hay bố hoặc mẹ của đứa bạn thân. Trẻ sẽ biết rằng xung quanh mình có nhiều người luôn quan tâm và sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ với trẻ và rằng trẻ không cần phải che giấu, phải một mình đương đầu với khó khăn.

    Hãy là người cha, người mẹ tinh ý và luôn tìm mọi cơ hội tốt để trò chuyện cùng con về những vướng mắc của con, đây cũng là cách để thắt chặt sợi dây tình cảm gia đình nữa đấy. Hãy trở thành người cha người mẹ hoàn hảo nhé!

    Nguồn : Mẹ Không Hoàn Hảo
Lượt xem: 1266

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34672276

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik