LGBT là gì? Và những sự thật không phải ai cũng biết về LGBT Thứ Năm, 15/12/2022, 17:00
Hình minh họa
LGBT nhiều năm gần đây luôn là chủ đề được các quan tâm và thảo luận nhiệt tình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu đúng về “cộng đồng LGBT”. Vậy LGBT là gì? Cộng đồng LGBT có thực sự giống như nhiều người định kiến hay không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về LGBT qua đánh giá khách quan trong bài viết sau nhé!
LGBT là gì
LGBT (hay LGBTQ+) là thuật ngữ diễn tả xu hướng tình dục của một người với những người cùng giới tính. Đây là một cụm từ viết tắt, lấy chữ cái đầu của 4 chữ Lesbian (đồng tính nữ) – Gay (đồng tính nam) – Bisexual (lưỡng tính) – Transgender (người chuyển giới) để ghép lại. Cụ thể:
- Lesbian – đồng tính nữ: Là người được xếp vào giới tính nữ về mặt sinh học nhưng có xu hướng tình dục đồng tính luyến ái, bị hấp dẫn bởi những người phái nữ khác cả về tình dục, tình yêu. Không có đặc điểm hay dấu hiệu để nhận biết lesbian với nữ giới bình thường.
- Gay – đồng tính nam: Là người được xếp vào giới tính nam về mặt sinh học nhưng có xu hướng tình dục đồng tính, bị hấp dẫn bởi những người cùng phái nam khác.
- Bisexual – Song tính: Là người có giới tính nữ hoặc nam (về mặt sinh học) nhưng lại bị hấp dẫn và có xu hướng tính dục với người cùng giới hoặc người khác giới, bao gồm cả nam lẫn nữ.
- Transgender – Người chuyển giới: Miêu tả những người có cơ thể sinh học là nam hoặc nữ nhưng tâm sinh lý lại là giới còn lại và có xu hướng sống theo đúng giới tính tâm lý mà họ nhận thức. Họ có thể đã hoặc chưa phẫu thuật chuyển giới.
LGBTQ+ cũng có ý nghĩa tương tự như LGBT nhưng có thêm nhóm Queer (không nhận định mình theo bất kỳ nhãn nào) hoặc Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân). Thuật ngữ này cơ bản đều là cụm từ dùng để chỉ chung một cộng đồng người có xu hướng tính dục khác với dị tính – là một nam và một nữ. Dấu cộng (+) thể hiện sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cùng cộng đồng như: phi nhị nguyên giới hoặc liên giới tính…
Sự thật cần biết về cộng đồng LGBT
Cộng đồng LGBT là gì
Từ lý giải về LGBT, cộng đồng LGBT là cộng đồng của những người có xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới khác với những người có xu hướng tính dục và bản dạng giới phổ biến. Họ là một tập thể lớn bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác như cộng đồng Les, cộng đồng Gay, cộng đồng Bi hay cộng đồng người chuyển giới….
Xem thêm: 4 sự thật phũ phàng về mối quan hệ FWB
Có một sự thật tương đối đáng buồn là cộng đồng LGBT nói chung, từ lúc bắt đầu xuất hiện đến nay vẫn luôn chịu sự kỳ thị của xã hội do những khác biệt về xu hướng tính dục của bản thân. Rất nhiều người vẫn quan niệm rằng Gay, Les… là một bệnh về tâm thần và cố gắng tìm cách chữa trị bằng các liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, điều này đã bị loại bỏ từ năm 1973 bởi Hiệp hội Tâm thần học Mỹ.
Biểu tượng của cộng đồng LGBT
Có lẽ hầu hết chúng ta đều biết rằng, cờ lục sắc hay còn gọi là cờ sáu màu chính là biểu tượng của cộng đồng LGBT. Sáu sọc màu cờ bao gồm các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, và tím với ý nghĩa mang lại sự kết nối không biên giới, không giới hạn ngăn cách.
6 màu sắc thực ra chính là tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, thể hiện niềm hy vọng cũng như sự khát khao cho cộng đồng những LGBTQ+ trên toàn thế giới. Tại bất cứ đâu, chỉ cần nhìn thấy lá cờ này, mọi người sẽ biết đó là cộng đồng những người đồng tính, song tính, lưỡng tính và chuyển giới.
Ngày chống kỳ thị LGBT
Ngày 17/5 từng có một thời gian rất dài được xem là Gay Day (ngày của người đồng tính nam tại Đức) trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận. Đến năm 1990, ngày này lại trở thành ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
Sau một thời gian không hề ngắn, khoảng gần 15 năm với nỗ lực không ngừng của 24.000 cá nhân và các tổ chức về LGBT lớn như: Hiệp hội đồng tính nữ và đồng tính nữ quốc tế ILGA, Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế (IGLHRC), Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ châu Phi,… ngày 17/5/2014 mới chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT).
Mục đích chính của ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT này là giúp nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên toàn thế giới. Từ đó thay đổi cách nhìn của xã hội và tác động đến các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các quốc gia, các Châu lục trên Trái Đất.
Nghiên cứu khoa học về LGBT
Để có thể đưa ra kết luận chính xác và bảo vệ quan điểm LGBT là bệnh, một số nhà khoa học thế giới đã tiến hành nghiên cứu về cộng đồng này. Điển hình có thể kể đến 3 công trình nổi bật như sau:
- Nghiên cứu năm 1991 về giải phẫu một phần não của vùng dưới đồi của 41 người chết do nhiều nguyên nhân khác nhau với 16 người đồng tính. Kết quả cho thấy: ở những người đồng tính, thành phần não điều khiển hành vi tính dục chỉ nhỏ bằng một nửa của những người bình thường.
- Nghiên cứu năm 1993 tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống di truyền của con người và bệnh đồng tính luyến ái. Các nhà khoa học đã tìm thấy một đoạn gen đặc biệt trên nhiễm sắc thể giới tính X được truyền từ người mẹ sang và hay gặp ở những người đồng tính.
- Nghiên cứu y học xã hội của Mỹ năm 2003 cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm của bàn tay nam giới với thái độ tính dục. Họ đưa ra ý kiến rằng do tác động của các hormon giới tính nam, đàn ông thường có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn. Bàn tay của những người phụ nữ đồng tính cũng mang đặc điểm này.
- Một vài nghiên cứu đầu thế kỷ 20 đã phát hiện ra vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người có giới tính bình thường.
LGBT có phải là bệnh hay không
Từ rất lâu trước kia, chúng ta đã thường nghĩ rằng những khiếm khuyết về tâm lý, những sai lệch trong môi trường sống… cùng rất nhiều yếu tố tinh thần khác chính là nguyên nhân làm rối loạn khuynh hướng tình dục. Nó biến những con người bình thường thành những con người đồng tính, bị cả xã hội lên án.
Đó cũng chính là một trong những lý do vào khoảng thế kỷ 20, LGBT được xem là một căn bệnh. Nhiều người kỳ thị, coi thường và tỏ thái độ dè bỉu với người thuộc cộng đồng LGBT. Thậm chí không ít giáo sư, tiến sĩ, ba mẹ cũng mặc định xu hướng tính dục đồng giới này là “bệnh”, cần phải chữa trị.
Một số quốc gia đã từng khiến dư luận cả thế giới dậy sóng vì giải pháp được cho là hiệu quả để chữa bệnh LGBT như việc ép 1 cô gái phải quan hệ tình dục với đàn ông, cưỡng dâm, đánh đập họ. Đây đều là những quan niệm sai lệch, cực đoan và những hành động tàn ác, không công bằng với cộng đồng LGBT.
Những công trình nghiên cứu về LGBT đã diễn ra thật sự (như liệt kê bên trên) nhưng cho đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn không thể quy trọn vẹn đồng tính, lưỡng tính cho nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Không có bằng chứng khoa học nào có thể kết luận LGBT là bệnh, không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.
Quan trọng nhất là chính Hiệp hội Tâm thần học Mỹ cũng không còn xem LGBT là bệnh từ năm 1973 trở đi. Năm 1990, WHO (Tổ chức Sức khỏe Thế giới) thậm chí còn loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các căn bệnh của loài người. Tổ chức này đã khẳng định LGBT không phải là một căn bệnh mà là một xu hướng tính dục mang tính tự nhiên.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định khuynh hướng tình dục của con người là điều không thể lựa chọn. Nó được hình thành có tính liên tục từ khi một cá nhân còn nhỏ cho đến tuổi đầu trưởng thành. Vậy nên, đồng tính nam hay nữ, lưỡng tính hay không đồng tính (dị tính) đều là những khuynh hướng bình thường và cần được tôn trọng như nhau.
Có nên công khai mình là LGBT
Come out (công khai giới tính thực sự) chưa từng là một lựa chọn dễ dàng với người thuộc cộng đồng LGBT. Bởi lẽ xã hội phát triển đến đâu, định kiến đã, đang và sẽ luôn luôn tồn tại bởi người này người kia. “Họ” không phải “người đời”, hàng xóm láng giềng thì cũng có thể là bạn bè, thậm chí ba mẹ, người thân trong chính gia đình.
Vậy thì công khai giới tính LGBT với ba mẹ, bạn bè là việc nên hay không? Rất nhiều bạn trẻ LGBT đều băn khoăn, lo lắng, áp lực và sợ hãi việc này. Ngoài những căng thẳng của chính bản thân, thái độ của mọi người càng khiến việc công khai trở nên nặng nề, đáng sợ hơn.
Tuy nhiên, LGBT không phải bệnh hoạn, không phải vấn đề gì đó đáng xấu hổ. Chúng ta thực ra cũng không thể chôn vùi “bí mật”, giấu diếm tâm sinh lý của bản thân suốt cả cuộc đời. Theo chuyên gia tâm lý, các bạn thuộc cộng đồng LGBT nên tìm hiểu qua thái độ của ba mẹ, người thân và tự xác định những vấn đề sau đây trước khi quyết định công khai:
- Thứ nhất, bản thân đã sẵn sàng, can đảm thừa nhận giới tính của mình hay chưa? Bản lĩnh đã đủ sống với chính mình, gạt bỏ mọi định kiến xã hội rồi hay còn e ngại?
- Thứ hai, gia đình mình có thực sự cởi mở với vấn đề này không? Nhiều gia đình luôn cởi mở, ủng hộ con nhưng không ít gia đình cũng có định kiến, cực kỳ gay gắt với LGBT.
- Thứ ba, hãy liên hệ với những chuyên gia về tâm lý để được chia sẻ, tư vấn và nhận được lời khuyên tốt nhất.
Công khai thật sự không phải quyết định dễ dàng nhưng công khai được rồi, bạn sẽ được sống là chính mình. Hơn nữa ba mẹ dù có thành kiến đến đâu, mong ước lớn nhất suy cho cùng vẫn là con cái được hạnh phúc. Vậy nên hãy bắt đầu mọi thứ một cách từ từ để ba mẹ thấu hiểu tường tận, hiểu đúng về LGBT.
LGBT sẽ nhận ra bản giới khi nào
Theo các nhà khoa học, con người có thể nhận thức giới tính từ khi còn bé (khoảng 4 tuổi) nhưng đa số đều chỉ nhận thức được giới tính khi dậy thì hoặc muộn hơn bởi sự thay đổi trong hormone sinh dục. Không ít thanh thiếu niên bước vào giai đoạn dậy thì đã tìm hiểu về nhận thức bản dạng giới tính của chính mình.
Thế nhưng, mối quan hệ tình dục của một người hoàn toàn không thể quyết định xu hướng tình dục của họ. Bởi lẽ xu hướng tình dục cũng liên quan đến việc duy trì, chăm sóc, yêu thương và chăm sóc dòng họ. Trong khi người đồng tính và song tính có những trải nghiệm cảm xúc khác nhau.
Có những trường hợp sớm nhận ra giới tính của mình rồi mới có tình yêu, tình dục. Ngược lại, cũng có rất nhiều trường hợp họ chỉ phát hiện ra giới tính thật (bản dạng) của mình sau khi quan hệ tình dục với người cùng giới hoặc khác giới, thậm chí sau khi kết hôn. Do vậy, quá trình nhận thức này diễn ra dần dần, không có sự giống nhau hay quy luật quy định chính xác về mốc thời gian nào.
Nguy cơ mắc bệnh tình dục với LGBT
Người LGBT cũng có nhu cầu tình dục và quan hệ tình dục được bình thường. Họ có thể “yêu” bằng cửa sau (nếu có xu hướng tính dục nam – nam) hoặc sử dụng sextoy, dụng cụ hỗ trợ, oral sex,… Quan hệ tình dục đối với LGBT vì thế cũng dễ bị nhiễm bệnh về đường tình dục.
Xem thêm: 7 tư thế quan hệ đồng tính nữ cực “PHÊ”
Họ hoàn toàn có thể gặp phải một số bệnh như: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, chlamydia hay HIV… lây qua đường miệng, hậu môn, hay do tiếp xúc qua da. Điều này giống hệt như quan hệ tình dục thông thường chứ không có đặc thù khác biệt nào.
Sau đây là một số điều mà LGBT cần lưu ý khi quan hệ để bảo vệ sức khỏe của chính mình và bạn tình một cách an toàn nhất:
- Luôn luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ như: bao cao su, tấm chắn miệng, đồ chơi tình dục,… để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến.
- Đặt lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe để phát hiện nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Một số sự thật thú vị khác về LGBT
Ngoài những vấn đề được đề cập bên trên, LGBT còn có nhiều sự thật khá thú vị khác như sau:
- Ghi chép về các mối quan hệ đồng tính đã được tìm thấy trong gần như mọi nền văn hóa với mức độ đã được chấp nhận khác nhau trong suốt lịch sử phát triển của loài người.
- Đồng tính luyến ái thực ra đã được ghi nhận ở Trung Quốc từ thời cổ đại và thường được gọi là “mối tình cắt áo” (đoạn tụ chi phích) và “mối tình chia đào” (dư đào đoạn tụ).
- Theo các nhà sử học, hành vi đồng tính luyến ái không được xem là ẻo lả mà là bằng chứng của một người đàn ông nam tính, lực lưỡng trong một số nền văn học. Ví dụ, bao gồm các nền văn hóa như Celtic và Hy Lạp.
- Hầu hết cộng đồng LGBT không khuyến khích việc sử dụng thuật ngữ “thiên hướng tình dục” vì nó ngụ ý rằng tình dục là kết quả của sự lựa chọn có ý thức.
- Theo ước tính, có khoảng 1 triệu người đồng tính nữ và đồng tính nam trên thế giới là cựu quân nhân. Đồng thời khoảng 5% tổng dân số thế giới có định hướng đồng tính luyến ái.
- Cộng đồng người chuyển giới đã sử dụng Hành tinh sao Thủy (Mercury) là một biểu tượng. Điều này được lý giải vì kí hiệu cho Sao Thủy là hình lưỡi liềm và hình chữ thập, đại diện cho các nguyên tắc nam và nữ hài hòa trong một cá nhân. Hơn nữa thần Mercury là cha của Hermaphroditus – người có cả cơ quan sinh dục nam và nữ.
- Số lượng người đồng tính nam và đồng tính nữ ở Hoa Kỳ được ước tính lên tới khoảng 8,8 triệu. Trong khi có gần 1 triệu trẻ em ở quốc gia này đang được nuôi dưỡng bởi các cặp đồng giới
- Theo khảo sát, không phải tất cả người đồng giới nam đều thích quan hệ bằng lộ nhị, khoảng một phần ba trong số họ hoàn toàn không thích “quan hệ” qua đường hậu môn.
- Nhiều người nói rằng nên tránh thuật ngữ ”đồng tính luyến ái” để chỉ LGBT vì từ này chỉ đề cập đến hành vi tình dục chứ không bao gồm cảm xúc lãng mạn phức tạp của con người.
Trên đây là những sự thật cần biết về LGBT không phải ai cũng biết. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn phân biệt và hiểu rõ hơn về cộng đồng này. Sau đó, hãy chú ý đối xử thật bình đẳng và nhận thức đúng đắn, khách quan nếu xung quanh chúng ta có những người LGBT. Bởi lẽ ai sinh ra cũng cần được tôn trọng, được sống là chính mình, sống hạnh phúc, vui vẻ và tạo ra giá trị có ý nghĩa cho cả cộng đồng, xã hội.
Nguồn Condomviet
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Làm thế nào để tán tỉnh và quyến rũ ai đó bằng cách đụng chạm Thứ Năm, 15/12/2022, 10:00
- TẠI SAO CẢ TRONG TÌNH YÊU, CHÚNG TA VẪN CẢM THẤY CÔ ĐƠN? Thứ Năm, 15/12/2022, 10:00
- Tôi có quyền ép vợ gần gũi? Thứ Hai, 12/12/2022, 17:00
- Đàn ông lạnh nhạt chăn gối là mãn dục sớm? Thứ Hai, 12/12/2022, 17:00
- Con yêu, con ghét Thứ Hai, 12/12/2022, 17:00
- Sao chỉ vợ có "nghĩa vụ" chiều chồng? Thứ Hai, 12/12/2022, 15:00
- Gian nan đằng sau sự tự do Thứ Hai, 12/12/2022, 15:00
- Về nhà từ chỗ nhân tình, cảnh tượng đập vào mắt khiến tôi thấy có tội Thứ Năm, 08/12/2022, 18:00
- Đàn ông ngoại tình nghĩ gì về nhân tình của họ - tâm sự người trong cuộc Thứ Năm, 08/12/2022, 17:00
- Được chồng 'điểm 10' hết mực yêu thương nhưng tôi vẫn muốn ly hôn Thứ Năm, 08/12/2022, 15:00
- Phụ nữ đã bước chân đi ngoại tình, có còn quay lại được hay không? Thứ Năm, 08/12/2022, 14:00
- 7 lý do đàn ông ngoại tình nhưng không bỏ vợ Thứ Năm, 08/12/2022, 13:00