Kỹ thuật Test nhanh HIV trên mẫu nước bọt có độ tin cậy ra sao? Thứ Năm, 30/01/2014, 00:00
Các loại test (xét nghiệm) HIV ngày càng được phát triển. Trong đó, loại test thử bằng nước bọt đã được thử nghiệm và ứng dụng trên thế giới.
Ngày 26/3/2004, cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận kỹ thuật test nhanh HIV (Oraquick) trên mẫu nước bọt của người do Công ty Orasure Technologies của Mỹ sáng chế, với một chiếc que có gạc thấm vào nước bọt và lợi răng rồi nhúng vào một dung dịch xét nghiệm, chỉ sau 20 phút sẽ cho kết quả với độ nhạy chuyên biệt đến 99,7%. Qua phỏng vấn nhanh với BS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Y khoa TP. HCM, các bạn sẽ hiểu rõ:
Bác sĩ đánh giá như thế nào về kỹ thuật test nhanh HIV trên mẫu nước bọt?
- Đây chỉ là loại test miễn dịch tìm kháng thể (chống HIV) trong nước bọt, do vậy khi đã có kết quả dương tính cũng cần phải test máu lại để khẳng định, vì thực tế có thể phản ứng dương tính giả. Mặt khác, loại test này không phát hiện được người nhiễm HIV “thời kỳ cửa sổ” (tức khoảng 3 – 6 tháng sau khi nhiễm) vì chưa có kháng thể xuất hiện. Nó cũng chỉ áp dụng đối với loại HIV-1 (phổ biến ở người Mỹ, người Việt
Triển vọng của loại test nhanh và giá cả ra sao?
- Nó giúp ta tự kiểm tra, giám sát và phòng ngừa cho những người xung quanh, nhất là trong gia đình. Chi phí một lần test khoảng 2,5 đến 3,5 USD.
Như vậy, những người hôn môi nhau cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV?
- Có thể, nhưng nó còn tùy thuộc nồng độ virus cao hay thấp và đặc biệt là sức đề kháng của “đối tác” mạnh hay yếu. Hiện chưa có bằng chứng chắc chắn về đường lây này. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, loại test nhanh này cho thấy có sự hiện diện của kháng thể và thậm chí của HIV trong miệng.
Nếu còn gì thắc mắc xin các bạn cứ gởi thư về buổi Phát thanh Phòng chống AIDS của Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM phối hợp với Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe TP thực hiện.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
Các tin khác
- Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS Chủ Nhật, 26/01/2014, 00:00
- Thuốc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS Thứ Bẩy, 25/01/2014, 00:00
- Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm (tiếp) Thứ Sáu, 24/01/2014, 00:00
- Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm Thứ Năm, 23/01/2014, 00:00
- Một số thực đơn thông dụng dành cho người nhiễm HIV Thứ Tư, 22/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Ba, 21/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Hai, 20/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng nhiễm trùng cơ hội trong giai đoạn AIDS Chủ Nhật, 19/01/2014, 00:00
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) Thứ Sáu, 17/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS (tiếp) Thứ Năm, 16/01/2014, 00:00
- Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS Thứ Tư, 15/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm HIV và giá trị của xét nghiệm HIV? Thứ Ba, 14/01/2014, 00:00