Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Hai, 20/01/2014, 00:00
Xử trí triệu chứng và bệnh thường gặp trong giai đoạn AIDS sẽ giúp cho người nhiễm HIV nâng cao chất lượng cuộc sống!
5. Ho và khó thở: Ho, khó thở thường do bị cảm cúm, hen, lao hạc viêm phế quản, viêm phổi hoặc do bệnh tim mạch
Cách chăm sóc:
- Uống nước chanh pha với muối hoặc trà với đường
- Uống các thuốc ho long đờm dạng si-rô
- Ăn tỏi sống, hành và hạt hướng dương
- Thường xuyên uống từng ngụm nhỏ nước ấm, nước gừng pha với đường, nước lá húng chó, nước tỏi hoặc nước rau má
- Mát-xa vùng lưng, khum lòng bàn tay vỗ vào phần lưng phía trên của người bệnh để làm long đờm.
Khi nào thì cần đến bác sỹ?
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Sốt cao đột ngột
- Đau ngực nhiều
- Có đờm màu xanh, vàng hoặc có máu
- Ho ra máu
- Ho kéo dài trên 3 tuần hoặc khạc ra máu kèm theo đau ngực
- Đau ngực và khó thở mà không đỡ sau khi điều trị tại nhà
- Thở gấp, tím tái, bệnh nhân mệt nhiều
6. Buồn nôn, nôn (ói mửa): Buồn nôn và nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp là bệnh dạ dày- ruột, ngộ độc thức ăn, bệnh não, căng thẳng, lo lắng, trầm uất. Nôn và buồn nôn cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc. Nhiều người nhiễm HIV có thể bị nôn hoặc buồn nôn kéo dài mà không có nguyên nhân nào khác.
Cách chăm sóc:
- Ngừng, không ăn uống trong vòng 1-2 giờ sau khi bị nôn/ói hoặc buồn nôn/muốn ói sau đó thì tập uống nước và ăn trở lại, bắt đầu bằng một lượng nhỏ và các thức ăn khô như bánh mì hoặc cơm
- Chườm lạnh lên chán để giúp thư giãn
- Hít thở không khí trong lành, đặc biệt là vào buổi sáng sơm và buổi tối
- Uống thuốc chống nôn như Dimenhydrinate, uống một viên khi có triệu chứng. Không nên uống quá 3 viên một ngày.
- Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn hoặc nôn
- Người chăm sóc nên giúp người nhiễm cảm thấy thư giãn và thoải mái
Khi nào cần đến bác sỹ?
- Nôn quá nhiều hoặc không thể ăn được mặc dù làm hết cách
- Miệng khô, da khô do nôn nhiều
- Nôn kèm theo đau bụng hoặc sốt
- Nôn ra chất sậm màu, mùi hôi
- Nôn ra máu
7. Đau cơ, khớp: Trong suốt quá trình bị bệnh, người nhiễm HIV có thể bị đau cơ hoặc đau khớp bất cứ lúc nào. Nằm yên một chỗ và ít cử động sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu dẫn đến đau khớp và đau cơ. Làm giảm triệu chứng đau sẽ làm cho người nhiễm cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách chăm sóc:
- Uống thuốc giảm đau
- Bôi dầu cao để làm giảm đau cơ
- Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân và lưng của người nhiễm
- Di động các khớp sau: các khớp ngón tay, các khớp ngón chân và khuỷu tay
- Chỉ xao bóp những vùng cơ, hỏi người nhiễm có đau không
8. Chán ăn: Căng thẳng. lo lắng hay trầm uất đều có thể gây nên tình trạng chán ăn. Chán ăn cũng còn có thể do nhiễm trùng cơ hội
Cách chăm sóc :
- Ăn từng ít một và ăn nhiều lần
- Ăn cùng với những người khác
- Uống liên tục, từng ngụm nhỏ các loại nước có nhiều năng lượng như nước hoa quả pha đường
- Ăn khi thức ăn còn ấm có thể làm cho ăn ngon miệng hơn
- Giữ sạch miệng bằng cách đánh răng thường xuyên hoặc xúc miệng bằng nước muối
- Nấu cháo hạt sen với củ mài hoặc hạt ý dĩ
- Uống các loại vitamin như là vitamin tổng hợp hoặc vitamin B tổng hợp để làm cho ngon miệng hơn.
Khi nào thì cần đến bác sỹ ?
- Nếu người bệnh không thể ăn được gì vì tình trạng này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc sút cân nhanh.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng cho người nhiễm HIV Chủ Nhật, 01/12/2024, 00:00
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
Các tin khác
- Phát hiện và xử lý triệu chứng nhiễm trùng cơ hội trong giai đoạn AIDS Chủ Nhật, 19/01/2014, 00:00
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) Thứ Sáu, 17/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS (tiếp) Thứ Năm, 16/01/2014, 00:00
- Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS Thứ Tư, 15/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm HIV và giá trị của xét nghiệm HIV? Thứ Ba, 14/01/2014, 00:00
- Các biện pháp phòng nhiễm HIV Thứ Hai, 13/01/2014, 00:00
- Khả năng lây nhiễm khác Chủ Nhật, 12/01/2014, 00:00
- Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới Thứ Sáu, 10/01/2014, 00:00