Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm Thứ Năm, 23/01/2014, 00:00
Người nhiễm gặp nhiều vấn đề tâm lý. Việc giúp đỡ người nhiễm giải toả các trạng thái tâm lý khác nhau sẽ giúp người nhiễm lấy lại được thăng bằng và phòng tránh các biểu hiện tiêu cực đối với bản thân họ và cộng đồng!
Giận dữ - nười nhiễm HIV và người chăm sóc cần và nên làm gì?
Khi giận dữ, người ta thường đỏ mặt, nói to, quát mắng những người xung quanh. Lúc này người nhiễm HIV thường cảm thấy bất yên, đi đi lại lại hoặc im lặng một cách bất thường, tránh nhìn mọi người, tự hành hạ mình. Đôi khi trong trạng thái giận dữ, người có HIV còn có thể có hành vi bạo lực với người khác hoặc tỏ ra không hợp tác. Nguyên nhân là do:
- Tự trách mình đã gây nhiễm cho người yêu, vợ, chồng hoặc con cái, hoặc làm khổ gia đình
- Tức giận với người đã lây nhiễm cho mình
- Tức giận với những hành vi, cử chỉ của người khác tạo cho mình cảm giác bị kỳ thị
- Tức giận với gia đình vì gia đình đã chối bỏ, không chấp nhận hoặc kỳ thị
Người có HIV cần làm gì?
- Tìm người thích hợp để tâm sự về nỗi tức giận của mình (gia đình, bạn bè, những người mà mình tin tưởng và có thể thông cảm với mình)
- Nghĩ đến hậu quả của sự giận dữ. Hãy nghĩ đến đối tượng mà mình thể hiện sự tức giận là ai và những kết quả của sự giận dữ với người đó và ngay với ngay chính bản thân mình.
- Nhớ lại kinh nghiệm của mình trong những lần giận giữ trước và cách để làm cho mình bình tĩnh lại.
Người chăm sóc cần làm gì?
- Tìm hiểu nguyên nhân của sự giận dữ từ đó mà tìm cách khuyên giải
- Để nguời có HIV nói về nỗi tức giận của mình, điều này thường giúp làm tiêu tan nỗi giận dữ. Cố gắng cho thấy rằng bạn hiểu tình cảnh của người ấy bằng cách nói ra.
- Khi người đó đã bình tĩnh lại, hãy giúp họ nhận ra hậu quả của sự giận giữ đó.
Sợ hãi và lo lắng - người nhiễm HIV và người chăm sóc cần và nên làm gì
- Nguyên nhân của sự lo lắng thường do:
- Sợ vì nghĩ rằng cái chết của mình đã được báo trước
- Lo sợ lây nhiễm cho gia đình
- Lo sợ bị mất việc làm
- Lo sợ vì không có thuốc chữa
- Lo sợ không có đủ tiền mua thuốc
- Lo sợ hàng xóm, bạn bè biết sẽ xa lánh, kỳ thị
- Sợ bị gia đình bỏ rơi
Người có HIV nên làm gì?
- Tìm hiểu thêm thông tin, đến cơ sở tư vấn để được hướng dẫn cách phòng lây nhiễm cho những người xung quanh
- Đến các trung tâm tư vấn, cơ sở y tế hoặc tìm đọc các tài liệu thích hợp để biết cách giữ gìn sức khoẻ, tăng cường khả năng miễn dịch và đề phòng các nhiễm trùng cơ hội
- Tìm đến các cơ sở y tế, tư vấn, tổ chức của những người nhiễm để được giải đáp cho những lo lắng của mình
- Tham gia vào các hoạt động thể lực và giao tiếp với mọi người tránh để thừa thời gian dẫn đến những suy nghĩ và lo lắng không cần thiết
Người chăm sóc nên làm gì?
- Người thân nên hỗ trợ về mặt tinh thần, gần gũi với người có HIV để họ luôn cảm thấy được chia sẻ.
- Khi người có HIV ở trong trạng thái bình tĩnh nên có những cử chỉ, hành động khuyến khích họ ra khỏi sự sợ hãi, lo lắng, xác định nguyên nhân gây nên sự sợ hãi và cùng họ tìm giải pháp cho những nguyên nhân đó.
- Gợi ý các hoạt động mà có thể làm cho người có HIV không còn chỉ nghĩ đến nỗi sợ hãi/ lo lắng của mình.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
Các tin khác
- Một số thực đơn thông dụng dành cho người nhiễm HIV Thứ Tư, 22/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Ba, 21/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Hai, 20/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng nhiễm trùng cơ hội trong giai đoạn AIDS Chủ Nhật, 19/01/2014, 00:00
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) Thứ Sáu, 17/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS (tiếp) Thứ Năm, 16/01/2014, 00:00
- Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS Thứ Tư, 15/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm HIV và giá trị của xét nghiệm HIV? Thứ Ba, 14/01/2014, 00:00
- Các biện pháp phòng nhiễm HIV Thứ Hai, 13/01/2014, 00:00
- Khả năng lây nhiễm khác Chủ Nhật, 12/01/2014, 00:00
- Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới Thứ Sáu, 10/01/2014, 00:00