Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS Thứ Tư, 15/01/2014, 00:00
Bên cạnh các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV còn có một số xét nghiệm cho phép các bác sĩ tiên lượng về mức độ bệnh!
Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS
Xét nghiệm về hệ thống miễn dịch: Xét nghiệm tế bào T
Tế bào lymphô T (tế bào bạch cầu) là một loại tế bào rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tế bào lymphô T gồm có hai loại tế bào lymphô T4 hay còn gọi là CD4+ (tế bào T giúp đỡ chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động chống nhiễm khuẩn) và tế bào T 8 còn gọi là CD 8+ (T tiêu diệt) là tế bào chịu trách nhiệm tiêu diệt tế bào ung thư và tình trạng nhiễm virus.
Tại sao xét nghiệm tế bào T lại quan trọng trong HIV?
Khi virus HIV nhiễm vào cơ thể người, tế bào lymphô T4 (CD4+) thường bị nhiễm và virus gắn với các vật liệu di truyền của tế bào (gien và nhiễm sắc thể) để nhân lên và tạo nhiều virus HIV. Khi một người bị nhiễm HIV trong thời gian dài thì CD4+ của người đó thường bị giảm đáng kể. Đây là dấu hiệu cho biết hệ miễn dịch của người đó bị suy giảm. Có rất nhiều dòng tế bào T và mỗi dòng tế bào T này sẽ được biệt hoá thành một dạng đặc biệt để tiêu diệt những loại mầm bệnh đặc biệt (vi khuẩn, virus, nấm hoặc mầm bệnh khác) khi từng dòng tế bào T4 bị tiêu diệt sẽ dẫn đến tình trạng người nhiễm bị nhiều loại nhiễm trùng cơ hội.
Kết quả xét nghiệm tế bào T
Thông thường CD4+ dịch chuyển từ 500-1600/mm3 và CD8+ từ 375-1100/mm3 (milimét khối). Với người nhiễm CD4+ giảm đáng kể có trường hợp không còn CD4+. Tỉ suất CD4+/ CD8+ thông thường từ 0,9 đến 1,9. Trong trường hợp nhiễm thì tỉ suất này giảm.
Người ta còn cung cấp một chỉ số khác về CD4+ đó là tỉ lệ phần trăm CD4+. Thông thường tỉ lệ này dịch chuyển trong khoảng 20-40% và trung bình là 34%. Điều này có nghĩa là CD4+ chiếm 20-40% tổng số tế bào lymphô trong cơ thể. Khi phần trăm CD4+ dưới 14% cho biết tình trạng suy giảm nặng về hệ miễn dịch.
Các số liệu về CD4+ và CD8+?
Ý nghĩa của CD8+ hiện nay chưa rõ ràng và đang được tiếp tục nghiên cứu. Trong khi đó CD4+ là chìa khoá để đo lường tình trạng sức khoẻ của hệ miễn dịch. Nếu dưới 200 CD4+ hoặc tỉ lệ phần trăm CD4+ dưới 14% cho thấy tình trạng suy giảm mạnh hệ miễn dịch và được xác định là giai đoạn AIDS theo tiêu chuẩn của CDC (trung tâm quản lý bệnh của Mỹ).
Khi CD4+ giảm dưới 350 hoặc tỉ lệ phần trăm CD4+ là giai đoạn bắt đầu phải dùng thuốc kháng virus. Và người ta cũng dùng chỉ số CD4+ để chỉ định điều trị các thuốc kháng nhiễm trùng cơ hội:
· CD4+ dưới 200: pneumocystis pneumonia (PCP: viêm phổi do pneumocystis )
· CD4+ dưới 100: nhiễm khuẩn do toxoplasmosis và cryptococcosis
· CD4+ dưới 75: nhiễm khuẩn do phức hợp mycobacterium avium
Để dễ theo dõi tình trạng nhiễm và điều trị kịp thời, xét nghiệm CD4+ cần được tiến hành 3-6 tháng một lần
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
Các tin khác
- Xét nghiệm HIV và giá trị của xét nghiệm HIV? Thứ Ba, 14/01/2014, 00:00
- Các biện pháp phòng nhiễm HIV Thứ Hai, 13/01/2014, 00:00
- Khả năng lây nhiễm khác Chủ Nhật, 12/01/2014, 00:00
- Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới Thứ Sáu, 10/01/2014, 00:00