Khô âm đạo, nguyên nhân và cách hạn chế Thứ Hai, 27/02/2023, 14:00
Âm đạo bị khô là khi không bài tiết đủ chất nhờn để có độ trơn ướt mỗi khi quan hệ tình dục. Bệnh không gây nguy hiểm cho phụ nữ nhưng nó lại gây nhiều khó chịu. Hạn chế khô âm đạo bằng cách nào?
Phụ nữ càng lớn tuổi thì dễ gặp phải sự thay đổi nội tiết tố và điều này có thể khiến thành âm đạo mỏng đi, lượng dịch bao phủ lên thành âm đạo ít hơn, từ đó dẫn tới khô âm đạo.
Chứng khô âm đạo có thể cản trở tình dục, làm giảm khoái cảm, gây đau khi giao hợp cho cả hai người, khó đạt đỉnh khi quan hệ tình dục...
Nguyên nhân khô âm đạo
Tình trạng khô âm đạo do rất nhiều nguyên nhân:
- Âm đạo bị viêm, nhiễm nấm.
- Việc dùng một số loại thuốc như thuốc chống xung huyết, thuốc kháng sinh histamin. cũng có thể gây khô âm đạo.
- Màn dạo đầu chưa đủ độ, âm đạo sẽ không tiết ra dịch nhờn, gây khó khăn trong việc giao hợp.
- Mắc các bệnh của buồng trứng, buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon, thay đổi hoạt động của buồng trứng, góp phần làm khô âm đạo.
- Bước vào tuổi xế chiều, sự bài tiết estrogen giảm đi, làm cho âm đạo ít bài tiết dịch nhờn dễ dẫn đến khô, lớp niêm mạc âm đạo sẽ mỏng, kém chun giãn và dễ bị tổn thương.
- Do cơ địa.
- Việc thụt rửa âm đạo không đúng cách, thường xuyên cũng phá vỡ sự cân bằng ở môi trường âm đạo.
Hậu quả do khô âm đạo và cách khắc phục
Khi âm đạo bị khô, phụ nữ sẽ luôn cảm thấy khó chịu ở vùng âm đạo và vùng chậu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể gây ra một số tác hại như sau:
- Gây cảm giác nóng và đau vùng âm đạo.
- Đau khi quan hệ và không có hứng thú với quan hệ tình dục. Âm đạo bị khô làm cho việc quan hệ tình dục dễ gây tổn thương, đau rát, nặng hơn có thể bị sưng tấy, chảy máu âm đạo.
- Tiết dịch âm đạo kém còn gây mất cân bằng độ pH khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Đây cũng là nguyên nhân tại sao nhiều chị em bị viêm nhiễm phụ khoa tái đi tái lại nhiều lần nhưng không khỏi.
- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh hay tái phát, khó điều trị dứt điểm.
- Có cảm giác bị ngứa hoặc châm chích ở vùng âm đạo.
- Ngoài những ảnh hưởng về thể chất, tình trạng khô âm đạo còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ, khiến chị em mặc cảm và tự ti với người bạn đời.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên:
- Chữa dứt điểm các bệnh lý ở buồng trừng, tử cung…
- Dùng các loại gel bôi trơn.
- Bổ sung vào chế độ ăn nhiều sản phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều chất isoflavone được coi là estrogen thực vật, tốt cho phụ nữ, có thể giúp giảm khô âm đạo.
- Cần uống đủ nước, để cơ thể tiết nhiều dịch hơn, giảm tình trạng khô âm đạo.
- Nên đi khám phụ khoa để được tư vấn, không nên thử các cách chữa khô âm đạo không hợp lý như rửa bằng dung dịch dấm, sữa chua hay môi trường có vi khuẩn lactobacilli vào âm đạo, hay xịt xà phòng, sữa tắm vào âm đạo. Các cách này sẽ khiến âm đạo bị tổn thương và càng khô hơn.
- Luyện tập thể thao thường xuyên, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga, ngồi thiền.
- Nếu dùng các sản phẩm bổ sung nội tiết tố thì hãy tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên mặc quần chật, ẩm
Nguồn SKĐS
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- TikTok - những mặt trái nguy hại Thứ Năm, 23/02/2023, 20:00
- Mùng 8/3 là ngày gì? Những điều thú vị về ngày 8/3 mà bạn chưa biết Thứ Năm, 23/02/2023, 19:00
- Chất bôi trơn trong bao cao su có hại cho 'cậu nhỏ' và đối tác không? Thứ Năm, 23/02/2023, 17:00
- Nhiều nam giới sử dụng bao cao su sai kích cỡ, vậy chọn thế nào là đúng? Thứ Năm, 23/02/2023, 17:00
- Sử dụng đúng cách bao cao su để phòng tránh HIV hiệu quả Thứ Năm, 23/02/2023, 17:00
- Bệnh vảy nến mặc vải gì? 10 lời khuyên để chọn quần áo và giường ngủ phù hợp với bệnh vẩy nến Thứ Hai, 20/02/2023, 20:00
- Gãy dương vật - những điều ít biết Thứ Hai, 20/02/2023, 19:00
- LƯU Ý DINH DƯỠNG KỲ ĐÈN ĐỎ Thứ Hai, 20/02/2023, 16:00
- Cách tốt nhất để loại bỏ lông mu tại nhà không đau Thứ Hai, 20/02/2023, 15:00
- Rủi ro khi tẩy lông mu Thứ Hai, 20/02/2023, 13:00
- Bí kíp giúp các quý ông dễ dàng đánh thức ham muốn tình dục của con gái khi yêu Thứ Năm, 16/02/2023, 17:00
- Một số lời khuyên để việc quan hệ tình dục buổi sáng tốt hơn Thứ Năm, 16/02/2023, 17:00