Khi tiêm ngừa HPV cần lưu ý điều gì? Thứ Năm, 18/05/2023, 15:00
Các bác sĩ thường khuyến khích người trẻ đi tiêm phòng vắc xin HPV để hạn chế nguy cơ tấn công của virus vào cơ thể và gây bệnh. Để tiêm ngừa HPV đạt hiệu quả, chúng ta cần nắm được một số lưu ý trước khi đi tiêm phòng. Mời bạn tham khảo một số lưu ý trong bài viết này.
1. Đôi nét giới thiệu về vắc xin HPV
Virus HPV còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Human Papilloma, chúng có khoảng 140 chủng khác nhau. Đặc biệt, có tới 40 chủng virus HPV là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Do đó, chúng ta không thể chủ quan trước virus HPV. Bác sĩ thường khuyến khích mỗi người nên chủ động đi tiêm ngừa HPV để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Vắc xin HPV có tác dụng đối với một số chủng virus HPV
Vắc xin HPV giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người tiêm phòng, hạn chế sự tấn công của virus. Ở Việt Nam, hai loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất là: Gardasil và Gardasil 9 - hai sản phẩm được sản xuất bởi Merck Sharp and Dohme, hãng dược phẩm có tiếng tại nước Mỹ.
Cụ thể, vắc xin Gardasil có tác dụng phòng virus HPV type 6, 11, 16 và 18, còn vắc xin Gardasil 9 có thể ngừa tới 9 chủng virus HPV, đó là virus type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. Trước khi đi tiêm phòng, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn loại vắc xin phù hợp với mục đích.
2. Cơ chế hoạt động của vắc xin HPV
Sau khi tiêm ngừa HPV, kháng thể sẽ được sản sinh trong cơ thể chúng ta và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm của virus tới tế bào khỏe mạnh. Có thể nói, tiêm phòng vi xin phòng HPV sẽ giúp bạn yên tâm hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh do virus HPV gây ra.
Như đã phân tích ở trên, hiện nay vắc xin chỉ có tác dụng phòng ngừa một số chủng virus HPV nhất định. Do đó, vắc xin không thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Đồng thời, vắc xin cũng không có tác dụng ngừa ngừa bệnh lý lây qua đường tình dục, bệnh nhiễm trùng do các loại virus khác gây ra. Kể cả khi đã hoàn thành tiêm vắc xin phòng HPV, các bạn vẫn cần chú ý chăm sóc sức khỏe để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Ai nên đi tiêm ngừa HPV?
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là: đối tượng nào nên đi tiêm ngừa HPV? Các bạn trong độ tuổi từ 9 - 26 nên tìm hiểu và đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Đặc biệt, vắc xin sẽ phát huy công dụng tốt nhất nếu bạn đi tiêm phòng trong độ tuổi 11 - 14.
Chúng ta cần biết thời điểm thích hợp để tiêm ngừa HPV
Vắc xin Gardasil thường được sử dụng cho bé gái, nữ giới để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ hoặc các bệnh lý xuất hiện do virus HPV chủng 6, 11, 16 hoặc 18. Dù đã lập gia đình hay chưa, chị em phụ nữ trong độ tuổi 9 - 26 vẫn nên đi tiêm phòng
Vắc xin Gardasil 9 có thể sử dụng cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi 9 - 27 để phòng nguy cơ lây nhiễm 9 chủng virus HPV. Loại vắc xin này đã và đang được dùng rộng rãi trên toàn thế giới và cho hiệu quả tương đối tốt.
Vậy người ngoài 27 tuổi có nên đi tiêm ngừa HPV hay không? Trên thực tế, ở độ tuổi này vắc xin không thể phát huy tối đa tác dụng. Ngoài ra, khi tiêm phòng HPV rồi, phụ nữ vẫn phải định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung ít nhất 3 năm/lần. Nếu có nhu cầu tiêm chủng, chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ nên chủ động hoàn thành lịch tiêm vắc xin HPV trước khi mang thai 3 tháng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp người phụ nữ phát hiện mang thai khi chưa hoàn thành đủ các mũi tiêm, tốt nhất chị em nên hoãn lại lịch tiêm phòng tới khi em bé chào đời.
Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ về lịch tiêm phòng HPV
4. Một số phản ứng sau tiêm ngừa HPV có thể gặp
Nhìn chung, vắc xin HPV được đánh giá cao về độ an toàn, đem lại hiệu quả phòng bệnh tương đối tốt. Do đó, chúng ta hoàn toàn yên tâm khi đi tiêm ngừa HPV, các phản ứng sau tiêm nghiêm trọng của vắc xin hiếm khi xảy ra.
Tuy nhiên, sau khi tiêm, chúng ta có thể đối mặt với một vài phản ứng ở mức độ nhẹ và vừa. Các bạn nên chủ động theo dõi triệu chứng bất thường và thông báo với bác sĩ nếu sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một số phản ứng tại chỗ mà người đi tiêm vắc xin HPV gặp phải là: sưng, đau ở chỗ tiêm, thậm chí nhiều bạn phát hiện vết bầm tím tại khu vực tiêm. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến và sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, chúng ta có thể gặp phải một vài phản ứng toàn thân khác, ví dụ như: sốt nhẹ, cảm thấy đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, uể oải…
Trong trường hợp bạn bị dị ứng, ngứa ngáy toàn thân, khó thở hoặc ngất xỉu, bạn nên thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Các triệu chứng kể trên là phản ứng hiếm gặp của cơ thể, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Sau tiêm phòng, bạn có thể gặp một vài phản ứng phụ mức độ vừa và nhẹ
Tốt nhất, chúng ta nên tìm hiểu và sử dụng dịch vụ của các trung tâm tiêm chủng uy tín để được trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất, được theo dõi và chăm sóc kịp thời sau khi tiêm phòng.
5. Lưu ý bạn nên biết sau khi tiêm vắc xin HPV
Sau khi tiêm ngừa HPV, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì? Để vắc xin phát huy tối đa tác dụng, mỗi người nên chủ động chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh vùng kín. Đây là cách giúp ngăn ngừa sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, virus lây nhiễm qua đường tình dục. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục, bạn nên tham khảo và sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho đối phương.
Các bác sĩ cũng khuyến khích chúng ta duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sau khi tiêm phòng virus HPV. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng sản phẩm chứa chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia. Bởi vì những sản phẩm này thường gây hại đối với sức khỏe.
Kể cả đã tiêm ngừa HPV, các bạn vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ lây nhiễm virus HPV và điều trị kịp thời.
Bạn nên giữ tinh thần thoải mái sau khi đi tiêm phòng
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Những dấu hiệu tiền sản giật mẹ bầu cần ghi nhớ Thứ Năm, 18/05/2023, 14:00
- Thắc mắc : Nguyên nhân đau bụng kèm đi ngoài ngày đầu kỳ kinh là do đâu? Thứ Năm, 18/05/2023, 13:00
- Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Hai, 15/05/2023, 17:00
- Thắc mắc : Ra ít máu hồng âm đạo khi mang thai là bị làm sao? Thứ Hai, 15/05/2023, 15:00
- Các bệnh thường gặp ở tử cung Thứ Hai, 15/05/2023, 14:00
- Bị polyp cổ tử cung có mang thai được không? Thứ Hai, 15/05/2023, 14:00
- câu hỏi: Tăng sản niêm mạc cổ ngoài nghĩa là gì? Thứ Hai, 15/05/2023, 13:00
- 5 bệnh ở tử cung dẫn đến vô sinh Thứ Năm, 11/05/2023, 17:00
- Có nên dùng 2 loại kem chống nắng cùng lúc để bảo vệ da: 90% chị em không biết đáp án đúng Thứ Năm, 11/05/2023, 15:00
- Mùa nắng ngồi máy lạnh, da lão hóa thần tốc, nàng công sở phải làm gì để tái sinh da dẻ? Thứ Năm, 11/05/2023, 15:00
- Phụ nữ thông minh thực hiện 3 không với những mối quan hệ khác giới Thứ Năm, 11/05/2023, 15:00
- Chạm trán gã đàn ông lạ trước chung cư, người phụ nữ rút ra kinh nghiệm đảm bảo an toàn khi sống một mình Thứ Năm, 11/05/2023, 13:00