Khen trẻ thế nào để con lớn lên tự tin và thành công? Thứ Năm, 01/02/2024, 10:00
Hãy khen ngợi nỗ lực và quyết tâm của trẻ chứ đừng khen ngợi thành tích, theo nhà nghiên cứu nuôi dạy con Jennifer Breheny Wallace.
Wallace là tác giả cuốn sách về nuôi dạy con có tên "Never Enough: When Achievement Pressure Becomes Toxic and What We Can Do About It" (tạm dịch: Không bao giờ đủ: Khi áp lực thành tích trở nên độc hại và chúng ta có thể làm gì). Theo chuyên gia, thay vì nêu bật thành tích như thi đạt điểm tốt, hãy tập trung vào đặc điểm tính cách cụ thể dẫn đến thành công của trẻ.
"Chú ý đến điểm mạnh của người khác và công nhận chúng sẽ khiến mọi người quanh ta cảm thấy họ quan trọng", bà chia sẻ.
Để lấy tư liệu cho cuốn sách của mình, Wallace đã phỏng vấn các chuyên gia tâm lý học trẻ em và khảo sát 6.500 phụ huynh trên khắp nước Mỹ, đồng thời làm việc cùng với Richard Weissbourd, nhà tâm lý học trẻ em tại Trường Giáo dục sau đại học Harvard.
Nghiên cứu của Wallace cho thấy nhấn mạnh lòng trung thực, sự sáng tạo và phẩm chất tích cực khác của trẻ sẽ giúp chúng lớn lên một cách lành mạnh.
Mọi người trở nên mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn khi được khen ngợi ít hơn và được công nhận nhiều hơn. "Chúng ta cần xem xét những điều giá trị bên trong trẻ. Chúng không liên quan đến thành tựu bên ngoài", bà nói.
Khen ngợi trẻ khi đạt thành tích cụ thể nào đó có hại nhiều hơn lợi, theo một số chuyên gia tâm lý học. Nhiều trẻ mà Wallace có cơ hội phỏng vấn cho biết chúng căng thẳng và áp lực hơn khi được khen điểm số tốt hay chiến thắng cuộc thi nào đó vì chúng chỉ nhớ đến thành tích chứ không biết nỗ lực nào đã làm nên thành tích ấy.
Theo các nghiên cứu, những đứa trẻ nhìn nhận điểm số tốt chỉ là kết quả của nỗ lực và sức mạnh tính cách sẽ có xu hướng thành công hơn trong tương lai. Tương tự, trẻ được hưởng lợi lớn khi phụ huynh thấu hiểu giá trị của trẻ hơn là thành tích mà chúng đạt được.
Kết hợp với nhau, trẻ sẽ xây dựng được sự tự tin khi đón nhận các dự án khó mà không lo sợ thất bại, cũng như khả năng hồi phục khi vấp ngã.
Lời khuyên của Wallace không dễ thực hiện. Xác định điểm mạnh của trẻ rất khó và áp lực của việc làm cha mẹ thường khiến chúng ta tập trung vào khắc phục điểm yếu của con. Tuy nhiên, nhiệm vụ của phụ huynh, theo Wallace, là tìm ra điểm mạnh để củng cố những điều tốt đẹp trong bản thân mỗi đứa con.
Bà gợi ý gia đình có thể tập hợp và thực hiện một khảo sát trực tuyến về sức mạnh tính cách của mỗi người của các nhà tâm lý học Christopher Peterson và Martin Seligman. Mất khoảng 10 phút để hoàn thành và tạo ra hồ sơ riêng cho mỗi thành viên. Nó nhấn mạnh 24 điểm mạnh của con người như lòng dũng cảm, sự sáng tạo, sự tử tế, hài hước và IQ. Sau đó, cùng nhau thảo luận về kết quả và trao đổi với con về cách thể hiện những điểm mạnh hàng ngày.
Bạn cũng có thể đề nghị giáo viên của con cung cấp thêm thông tin vì họ thường có kỹ năng phát hiện và nhìn ra điểm mạnh ở trẻ.
Nguồn: Huy Phương (Theo CNBC)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Laws of Detachment: Cách buông bỏ để thấy đời dễ thở hơn Thứ Sáu, 26/01/2024, 11:00
- 9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp bạn dễ chịu hơn Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
- Tết cận kề lo nhất điều gì?: Áp lực câu hỏi 'khi nào cưới ?' Thứ Sáu, 19/01/2024, 10:00
- BIỂU HIỆN TRẦM CẢM Ở MỨC ĐỘ NHẸ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ Thứ Năm, 18/01/2024, 13:00
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 13:00
- BÀI TẬP CHỮA RỐI LOẠN LO ÂU HIỆU QUẢ VÀ DỄ THỰC HIỆN Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- Chuẩn bị tâm lý khi cưới chồng xa Thứ Sáu, 12/01/2024, 15:00
- Tết cận kề lo nhất điều gì: Đầu tiên là tiền đâu? Thứ Sáu, 12/01/2024, 14:00
- 7 điều nên nhớ khi tập luyện trong giai đoạn mãn kinh Thứ Sáu, 12/01/2024, 13:00
- 6 điều nên làm để sống trẻ, khỏe ngoài tuổi 30 Thứ Sáu, 12/01/2024, 12:00
- Vì sao giới trẻ lười yêu, ngại cưới? Thứ Sáu, 05/01/2024, 13:00