Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh Chủ Nhật, 15/06/2014, 00:00
Khoảng một tuần trước khi hành kinh bạn gái thường thấy có một số biểu hiện khác thường. Ví dụ như người mệt mỏi, nặng nề, đau đầu, dễ cáu gắt, dễ xúc động… Các biểu hiện này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, hoặc hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh. Hội chứng này sẽ hết trong hoặc sau khi hành kinh.
Định nghĩa
Từ thế kỷ 16 đã có những ghi chép về những hiện tượng khó chịu xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt. Đến năm 1931, hiện tượng này được gọi là "Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh" hay “Hội chứng tiền kinh nguyệt”. Đây là một nhóm các triệu chứng gây khó chịu xảy ra lặp đi lặp lại vào trước mỗi kỳ kinh.
Theo một số điều tra, khoảng 90% phụ nữ có triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Trong đó, 30-40% có biểu hiện rõ ràng, và khoảng 3%-12% ở mức nghiêm trọng cần phải điều trị. Một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, do chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt, trên 10% phụ nữ không thể đảm nhiệm được công việc thường ngày trong một hoặc vài ngày trước kỳ kinh.
Như vậy, chứng căng thẳng trước kỳ kinh là hiện tượng tương đối phổ biến ở giới nữ, đa số ở mức nhẹ, không đủ để gây chú ý, quan tâm ở chị em. Tỷ lệ người bị bệnh nặng chỉ là thiểu số.
Đặc điểm của hội chứng căng thăng trước kỳ kinh là nó xảy ra theo chu kỳ, thường là từ một đến hai tuần trước ngày có kinh. Sau đó, các triệu chứng tạm thời suy giảm trong vòng một tuần. Chỉ được coi là hội chứng trước kỳ kinh nếu các triệu chứng diễn ra liên tục, qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt.
Biểu hiện thường thấy của hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh
Biểu hiện của hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh rất đa dạng, không giống nhau giữa người này với người khác. Trường hợp điển hình thì có thể có những biểu hiện như sau:
Về mặt thể chất: ngực bị cương tức, đau đầu vú, căng tức vùng bụng dưới, nhức đầu, chân tay mỏi dừ, có cảm giác tăng cân, thói quen đại, tiểu tiện bị thay đổi,…
Về mặt tâm lý: nôn nóng, sốt ruột, dễ nổi cáu, giảm tập trung, tình cảm không ổn định, toàn thân cảm thấy nặng nề,…
Biểu hiện khác: Thay đổi thói quen ăn uống như thích ăn đồ ngọt; thay đổi nhu cầu tình dục. Có người còn có triệu chứng giống như phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh: bốc hỏa, toát mồ hôi, tim đập mạnh và loạn nhịp, mất ngủ…
Những triệu chứng này thường mất sau khi có kinh. Tuy nhiên ở một số phụ nữ nó kéo dài trong những ngày có kinh và kết thúc trong hoặc sau khi hành kinh.
Không phải phụ nữ nào cũng có đầy đủ các triệu chứng nói trên và mức độ nặng nhẹ ở từng người cũng khác nhau.
Nguyên nhân
Thăm khám cơ thể hoặc thử máu không giúp chẩn đoán hội chứng trước kỳ kinh. Các bác sĩ đã đề nghị bệnh nhân của họ ghi lại các triệu chứng và quá trình biến chuyển của chúng trong ngày, qua nhiều kỳ kinh. Tuy vậy bác sĩ vẫn chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giả thiết về nguyên nhân của hội chứng này.
- Nguyên nhân nội tiết: Chất nội tiết tố estrogen và Progesteron có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể là do Progesteron (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên nảy sinh chứng lo âu, mệt mỏi hay cãi vã. Do đó, rất có thể người phụ nữ bị hội chứng rối loạn là do cơ thể họ phản ứng với một số thay đổi ở hormone liên quan đến kỳ kinh.
- Nguyên nhân di truyền: Một số nhà khoa học đã quan sát chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt của hai chị em gái song sinh hoặc của con gái và mẹ đẻ. Họ nhận thấy, khả năng phát bệnh có liên quan đến nhân tố di truyền.
- Thiếu hụt một số vitamin và chất khoáng.
Giải pháp
Đầu tiên, hãy ăn uống một cách hợp lý. Tránh các thức ăn mặn, bởi muối bắt cơ thể trữ nước. Không nên uống nhiều cà phê và trà bởi những thức uống này dễ gây căng thẳng thần kinh. Đường và đồ uống ngọt cũng là những thứ nên tránh.
Bạn cũng nên bỏ thuốc và rượu vì những thứ này gây cảm giác nặng nề và những rối loạn tình cảm.
Thức ăn giàu can xi, magiê, măng gan, ka li và cacbohydrate (có nhiều trong thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật, hoa quả tươi như chuối, cam, quýt, ngũ cốc ..), uống nhiều nước cũng có tác dụng trong việc giảm thiểu các triệu chứng rối loạn trước kỳ kinh. Một số các chuyên gia khác còn khuyên nên bổ sung kẽm và vitamin B6 cũng như axít béo chưa no.
Bạn cũng cần ngủ đủ giấc và chơi một số môn thể thao mà bạn ưa thích, ngoài ra bạn cũng cần chú ý quan sát về các thay đổi của bản thân để tự điều chỉnh, tự giải toả tâm lý. Bạn cũng có thể chia sẻ với bạn bè, người thân là bạn sắp đến “ngày” để mọi người thông cảm. Ngoài ra, hình thành thói quen tập thể dục thể thao (ít nhất 30 phút đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc aerobic hều hết các ngày trong tuần) có thể cải thiện sức khỏe một các tổng thể và làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Dùng thuốc hỗ trợ:
Thường thì bạn gái có thể chịu đựng được các rối loạn này và không cần phải tới gặp bác sĩ. Nhưng đôi khi các khó chịu trước kỳ kinh gây trở ngại tới công việc và cuộc sống của họ. Trong trường hợp này, các bác sĩ khuyên dùng thuốc. Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Paradol… cao ích mấu… hoặc dùng thuốc tránh thai để ngăn ngừa các rối loạn trước kỳ kinh. Hiệu quả của thuốc này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Và các nhà khoa học Mỹ đang chuẩn bị đưa ra thị trường một loại thuốc tránh thai dành riêng cho những phụ nữ có vấn đề khi chuẩn bị hành kinh. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Chửa ngoài tử cung Thứ Bẩy, 14/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Triệu chứng và hướng xử trí, dự phòng Thứ Sáu, 13/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng Thứ Năm, 12/06/2014, 00:00
- Chửa trứng Thứ Tư, 11/06/2014, 00:00
- Ung thư dương vật Thứ Ba, 10/06/2014, 00:00
- Sẩy thai liên tiếp - Nguyên nhân và điều trị Thứ Hai, 09/06/2014, 00:00
- Hiện tượng cương dương Thứ Năm, 05/06/2014, 00:00
- Viêm gan siêu vi B Thứ Tư, 04/06/2014, 00:00
- Bệnh tiểu đường và thai nghén Thứ Ba, 03/06/2014, 00:00
- Nhìn nhận về xu hướng tình dục đồng giới Thứ Hai, 02/06/2014, 00:00
- Yếu tố nào thuận lợi cho bệnh ung thư vú phát triển? Chủ Nhật, 01/06/2014, 00:00
- Xuất tinh ngược dòng Thứ Bẩy, 31/05/2014, 00:00