Giao diện tiếp cận

Ghosting - khi một người im lặng biến mất không một lời giải thích trong một mối quan hệ Thứ Năm, 01/12/2022, 19:00

Ghosting - khi một người im lặng biến mất không một lời giải thích trong một mối quan hệ

Ghosting hay một “bóng ma” được giải thích như một người đang yên đang lành bỗng dưng biến mất hoàn toàn khỏi cuộc sống của một người nào đó.

Ghosting hay một “bóng ma” được giải thích như một người đang yên đang lành bỗng dưng biến mất hoàn toàn khỏi cuộc sống của một người nào đó. Hành vi này thường được nhắc đến nhiều trong các mối quan hệ yêu đương, và để lại một vết thương lòng khó phai cho người khác; hoặc để lại một bài học trưởng thành vĩnh viễn. 

Vậy, tại sao “sự bơ đẹp” không một lời giải thích này lại gây ra nhiều đau đớn đến thế cho người khác? 

Tại sao một người lại chọn cách này để rời bỏ một mối quan hệ? 

Và, làm sao để vượt qua nó..?

Việc một ai đó bị bơ đẹp bởi một người mà họ nghĩ rằng 2 người đang tiến triển tốt đẹp, là chuyện không còn mới mẻ gì với những trái tim biết yêu thương. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ, việc ghosting - bỗng dưng biến mất - lại dễ dàng hơn rất nhiều khi nhiều người chỉ biết về nhau qua màn hình điện thoại. 

Một nghiên cứu tâm lý vào năm 2018 báo cáo rằng đến 25% người tham gia nghiên cứu (cả nam và nữ) đều nói rằng họ từng trải qua cảm giác bị “bơ đẹp” và bị bỏ lại không một lời giải thích bởi đối tác trong một mối quan hệ. Và 22% người tham gia khác nói rằng họ đã từng chọn cách “lặn” mất khỏi một ai đó. 

Thậm chí, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ cũng là một nạn nhân của hành vi này khi nói rằng họ đã gặp rất nhiều nhân viên “lặn mất tăm” trong các thị trường lao động cạnh tranh. 

CÁCH THÔNG THƯỜNG MÀ CÁC GHOSTER CHỌN ĐỂ KẾT THÚC MỘT MỐI QUAN HỆ

Hành động biến mất này đôi khi có thể là việc ngừng trả lời tin nhắn của một người mà họ đã từng hẹn hò, gặp gỡ vài lần; cũng có thể là việc không trả lời điện thoại của một người mà họ đã có quan hệ gần gũi. 

Hoặc nghiêm trọng hơn, một người có quan hệ gần gũi trong một thời gian dài bỗng dưng chặn hết mọi liên lạc và không đưa ra bất cứ lý do nào; hay một nhân viên nghỉ việc mãi mãi mà không báo trước; hoặc một người bạn đang thân bỗng dưng im lặng và ngừng liên lạc. Họ cứ thế mà biến mất khỏi thế giới của người khác. 

Trong tình bạn, có nhiều người thay vì nói rõ với bạn mình rằng họ không thích điều gì đó; họ cũng không chọn cách thành thật nói ra để cùng nhau thay đổi. Họ chọn cách im lặng và ngừng liên lạc, để lại người bạn kia ngẩn ngơ không hiểu gì. 

Hoặc như những người đi làm, dù là làm thêm hay part-time, khi không thích hoặc không muốn tiếp tục công việc hiện tại. Thay vì chọn cách báo cho người quản lý hoặc chủ biết về việc nghỉ làm, họ chọn cách không bao giờ đến chỗ làm việc nữa và nghỉ việc trong im lặng.

TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI CHỌN CÁCH “LẶN MẤT TĂM” THAY VÌ GIẢI THÍCH RÕ RÀNG? 

Nguyên nhân chủ yếu của việc họ chọn cách làm này phần lớn là ở bản thân họ, hơn là người bị bỏ lại trong một mối quan hệ. Việc cắt đứt liên lạc giúp họ tránh khỏi việc phải trực tiếp đối chứng, tranh luận hoặc giải thích với người khác, họ không muốn cảm nhận cảm giác đồng cảm hay thương xót - những cảm giác có thường xuất hiện trong một cuộc trò chuyện với người kia. 

Thực tế thì việc biến mất sẽ thuận lợi hơn cho họ, để bản thân họ tránh phải đối diện với những cảm xúc khó chịu kia. 

MỘT VÍ DỤ CÓ THẬT VỀ NGƯỜI THÍCH DÙNG LỜI TẠM BIỆT TRONG IM LẶNG VỚI NGƯỜI KHÁC (xem bài gốc dưới nguồn bài)

Một người từng đến trị liệu tâm lý bởi Tiến sĩ Tâm lý Loren Soeiro đã thú nhận với ông rằng cô ấy thường xuyên chọn cách im ỉm rời đi khi cô cảm thấy hết hứng thú với những người từng hẹn hò sau mỗi lần họ gần gũi thân thể. Vì cô ấy không có bất kì mối liên quan nào với những người mà cô từng qua lại, họ không có bạn chung cũng như bạn bè của người kia không biết gì về cô. Nên chỉ cần cô bắt đầu muốn bơ tin nhắn của người kia, cô biết chắc rằng họ sẽ chẳng thể có cơ hội gặp lại.

Mặc dù cô gái cảm thấy hơi tội lỗi vì hành động bơ đẹp của mình, nhưng cô thừa nhận rằng cô thấy điều này không hề sai trái về mặt đạo đức. Vì cô ấy biết chắc rằng bản thân cô không hề muốn nghiêm túc thay đổi và tập trung vì mối quan hệ này. Cô không muốn có bất kì lời giải thích hay cuộc trò chuyện vật lộn cảm xúc cuối cùng nào với người kia.

Đối với cô ấy việc này lại là một cách giải quyết rất thanh lịch: người kia sẽ tự hiểu rằng cô ấy không còn quan tâm đến mối quan hệ và liên lạc là không cần thiết nữa. 

Đặc biệt là trong thời đại mà nhiều mối quan hệ được thiết lập qua các ứng dụng hẹn hò trên mạng, việc im lặng với người này và nhảy sang hứng thú với một người khác là một chuyện quá dễ dàng.

NGUYÊN NHÂN THẬT SỰ CỦA HÀNH VI GÂY TỔN THƯƠNG NÀY 

Đôi khi, con người ta phải rất dũng cảm mới dám thừa nhận rằng bản thân mình sai. Rằng mình đã làm tổn thương một ai đó. Hành vi này được coi là một dạng xử lý hèn nhát: họ từ chối thừa nhận sự vô trách nhiệm trong hành vi của mình, cũng như không đối diện với việc người kia đã bỏ tâm sức vào họ và có thể sẽ bị tổn thương. 

Các Ghosters với hành vi lặn mất tăm trong một mối quan hệ như cô gái trong câu chuyện phía trên, thường trải qua các giai đoạn tự đả thông tư tưởng của chính mình. 

Họ tự thuyết phục bản thân rằng những gì họ làm là hoàn toàn ổn. Điều đó có thể khiến họ cảm thấy thanh thản hơn trước hành vi có thể ví như việc đâm một nhát dao thẳng vào tim người khác.

Hành vi này cũng được coi là xuất phát từ một niềm tin của bản thân người đó về ĐỊNH MỆNH. Họ cho rằng việc im lặng rời đi là 1 cách để bước tiếp và tìm kiếm người họ muốn dành trọn đời, một người sinh ra dành cho họ. Họ tin rằng sẽ có 1 người mà định mệnh dành riêng cho họ. Một người phù hợp hoàn hoàn với họ mà không cần phải trải qua quá nhiều những thay đổi, cải thiện trong tình cảm. 

Họ không quá tin vào sự cố gắng của cả 2 người trong tình yêu,cũng như việc vun vén có thể thay đổi và làm mối quan hệ bền vững. Họ không tin rằng thời gian có thể khiến 2 con tim thấu hiểu và gắn kết với nhau. 

Những người thường dùng cách gây tổn thương này để chấm dứt với người khác, thường nghĩ rằng người kia có thể không phù hợp với họ MỘT TRĂM PHẦN TRĂM. Ngược lại, The New York Times đã có một bài viết chứng minh rằng những người tin rằng sự thấu hiểu, tình yêu thương gắn kết có thể phát triển theo thời gian sẽ ít chọn cách im lặng để rời bỏ 1 mối quan hệ. 

VÌ SAO TA CẢM THẤY ĐAU ĐỚN KHI BỊ BỎ LẠI KHÔNG MỘT LỜI GIẢI THÍCH 

Nỗi đau này có lẽ rất nhiều người đã từng trải qua khi dần học hỏi về tình yêu. Việc người mình quan tâm bỗng dưng biến mất thực sự khiến ta bối rối. Ta thực sự còn không biết rằng mối quan hệ này đã thực sự kết thúc hay chưa? Liệu rằng, ta còn có thể níu kéo hay tìm một lời giải thích hay không? 

Ta thậm chí còn nghĩ rằng có chuyện gì đó tồi tệ đã xảy đến với họ, khiến họ phải chọn cách rời bỏ ta. Hoặc như khi ta thực sự tuyệt vọng với việc níu kéo mối quan hệ với người đó, ta còn chẳng hiểu bản thân mình đã làm sai điều gì? Tại sao họ không nói để ta thay đổi? Và người ở lại chỉ biết tự chỉ trích, tự thấy bản thân mình vô giá trị. 

Cảm giác lúc người kia im lặng bỏ đi, họ bắt đầu cảm nhận một sự đau đớn khó hiểu, rồi dần thành một vết thương không ngừng rỉ máu. Nó khiến người ở lại nghĩ rằng vì mình không tốt, không đủ tiêu chuẩn nên người kia đã thích người khác hơn. Hoặc tệ hơn nữa, ta nghĩ rằng có thể người đó đã nhìn thấy mặt xấu của mình và rời đi vì chê bai, không chấp nhận nó. 

Rời đi trong im lặng để lại một người lạc lõng chỉ biết tự đặt những câu hỏi thinh lặng cho chính mình. Nó khiến bạn tổn thương lòng tự trọng, khiến bạn nghĩ bản thân thực sự không đáng giá, không đáng được yêu thương. 

Người đó tước đi cơ hội để người ở lại được giải quyết mối quan hệ và tình cảm, cảm xúc của họ. Đối với một số người, việc im lặng kết thúc một vấn đề như vậy là một hình thức đối xử cực kì tàn nhẫn. 

NẾU BẠN LÀ MỘT NGƯỜI CÓ LÒNG TỰ TRỌNG THẤP, VIỆC BỊ BỎ LẠI SẼ CÀNG TỔN THƯƠNG HƠN RẤT NHIỀU LẦN

Mối quan hệ đang yên lành bỗng kết thúc đột ngột thậm chí có thể gây ra những phản ứng đầy đớn đau với người ở lại. Trong các nghiên cứu tâm lý, việc bị từ chối bởi xã hội (social rejection) có khả năng kích hoạt một nỗi đau tương tự như cơn đau lên thể xác. Những người có lòng tự trọng thấp có xu hướng tiết ra ít opioid ( chất giúp giảm đau khi bị chấn thương) bên trong não hơn sau khi bị từ chối (Krossa et al, 2011). Nói một cách khác, những người có lòng tự trọng thấp có khả năng chịu đựng nỗi đau bị ruồng bỏ thấp hơn nhiều những người khác.. 

Đôi lúc, những người ruồng bỏ bạn theo cách này lại chọn cách bỗng dưng xuất hiện trở lại. Họ bỗng dưng gửi cho bạn một tin nhắn, một câu hỏi bằng giọng nói hay cố tình nhấn nút thích, chia sẻ hay comment bài viết của bạn. Đôi người còn gửi lời xin lỗi sau một thời gian dài khi bạn đã một mình chống chọi với cơn đau mà họ để lại. Tuy nhiên, hãy thực sự tỉnh táo để nhận thức được rằng người đó có thực lòng muốn xin lỗi bạn? Hay họ chỉ buồn chán và muốn tìm lại bạn để rồi lại sẽ rời đi? 

Nếu bạn đã từng tổn thương vì hành vi của “bóng ma vô tình” này, hãy nhớ rằng lời nhắn nhủ dù không hề nói ra chính là: chuyện này không liên quan gì và cũng không phải là lỗi của bạn. Đây là vấn đề riêng của chỉ người đó mà thôi. 

Người dùng cách này để đối xử với bạn thực ra chưa hề sẵn sàng để dùng cách của một người trưởng thành và chân thật đối đáp với cảm xúc của họ, cũng như chưa tiếp cận vấn đề đúng cách. 

Đây là một dấu hiệu rõ ràng rằng người đó quá dựa dẫm và phụ thuộc vào cơ chế phòng vệ né tránh hoặc chối bỏ, một cơ chế mà họ dùng để bảo vệ cảm xúc của bản thân trong thời gian dài. Nó cũng có nghĩa rằng họ không sẵn sàng để có một mối quan hệ thực sự gắn bó với bạn ngay lúc đó. 

Nếu như bạn bị đối xử như vậy, thay vì tiếp tục tìm kiếm họ hay tiếp cận họ một cách vô vọng để chỉ nhận được sự im lặng một lần nữa; hãy dừng hi sinh bản thân để tìm cách tìm lời giải thích, hay trò chuyện với một người không thể đối diện với vấn đề một cách chững chạc. 

Nếu một người chọn hành vi rời đi và nghĩ rằng nó ổn, thực ra đây là một kiểu đối xử với người khác rất thiếu tôn trọng. Đây là một hành vi gây hấn thụ động (Passive-Agressive), đây là cách thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp, không lộ liễu. 

Đối với những người luôn chọn cách này để rời đi. Hãy biết rằng hành động này có thể trở thành một xu hướng lan truyền. Những người bị đối xử như vậy có thể dễ dàng thực hiện cách tương tự lên những mối quan hệ của họ sau này. Liệu bạn có muốn bị đối xử như thế bởi một người khác hay không? Việc nói rõ vấn đề rằng bạn đã hết hứng thú với người khác đôi khi thật khó khăn. Nhưng việc tóm tắt ngắn gọn suy nghĩ của bạn đơn giản và đỡ đau đớn hơn nhiều là im lặng bỏ đi. Thậm chí việc thổ lộ cảm xúc cá nhân có thể giúp làm giảm huyết áp và ít trải nghiệm căng thẳng hơn. Bạn có thể nói với người kia rằng: “Anh/em đã rất vui khi gặp được anh.” Hoặc “Em/Anh không nghĩ rằng mình thực hợp nhau, và em/anh cần một người nào đó đúng nhất cho mình. Nhưng em rất cảm ơn vì anh đã xuất hiện bên cạnh em một thời gian.” 

Mình từng đọc đâu đó rằng: “Tất cả những người bạn gặp trên đời đều là những người thầy vô giá mà số mệnh đã sắp xếp cho bạn. Cho dù họ yêu thương bạn, bỏ rơi bạn, lướt qua bạn, giúp đỡ bạn hay tranh đấu hơn thua với bạn thì cũng để dạy bạn cách sống, cách yêu thương, cách bao dung và cách nhẫn nhường. Số phận luôn sắp đặt đúng người vào đúng thời điểm để tôi luyện ý chí và phẩm cách con người bạn. Để bạn nhận ra giá trị của cuộc sống và giá trị của bản thân mình.”

- “Trở về” - Văn Anh 

Cho dù họ ngang nhiên đâm một vết vào tim bạn, thì trước đó họ cũng đã từng an ủi bạn, vỗ về bạn, trao sự quan tâm thật lòng cho bạn. Chỉ là nó không kéo dài mãi mãi. Họ cũng phải rời đi đến một nơi họ cảm thấy bình yên, một nơi không phải là bên cạnh bạn. Thay vì căm ghét và thù hằn, thay vì liên tục soi mói cuộc sống của họ để xem kẻ nào tốt hơn bạn khiến họ không chọn bạn. Việc đả kích bản thân không khiến khoảng thời gian tươi đẹp đó quay trở lại được nữa. Đã đến lúc ta cần chấp nhận rằng người đó đã không còn ở đây, không còn như hình tượng tốt đẹp mà bạn luôn lưu giữ về họ. 

Hãy trân trọng và cảm ơn những kỉ niệm đẹp mà bạn đã có, cảm ơn tình cảm mà họ đã từng trao đến. Đó cũng là lúc bạn nhận ra rằng bản thân bạn cần gì, và nên làm gì để cải thiện bản thân để yêu mình, để bù đắp cho mình sau những tổn thương mà người khác từng bỏ lại cho bạn. 

Rồi một ngày nào đó, tất cả những tình yêu mà bạn đã trao đi sẽ trở về với bạn. 

Nguồn

https://www.psychologytoday.com/us/blog/i-hear-you/201902/7-essential-psychological-truths-about-ghosting

Hosie, R. (2018, August). I tracked down all the men who’ve ghosted me and this is what happened. Retrieved from  

https://www.independent.co.uk/life-style/love-sex/ghosting-men-tracked-?fbclid=IwAR1un1HdNnI6ZbYvPx7r3GKzgJdDvrHdbfpVozy3HUXW_XNxkMclLj8uKQM

Kim, J. (2015, July). The strange psychology of ghosting. Retrieved from 

https://www.psychologytoday.com/us/blog/valley-girl-brain/201507/the-st…

Leary, M. R.,Haupt, A. L., Strausser, K. S., & Chokel, J. T. 1998. Calibrating the sociometer: The relationship between interpersonal appraisals and state self-esteem. Journal of Personality and Social Psychology, 74, p.1290-1299.

Popescu, A. (2019, January). Why people ghost and how to get over it. Retrieved from 

https://www.nytimes.com/2019/01/22/smarter-living/why-people-ghost-and-…

Priebe, H. (2019, February). Why good people ghost: How our current dating culture necessitates dishonesty. Retrieved from 

https://thoughtcatalog.com/heidi-priebe/2015/08/why-good-people-ghost-how-our-current-dating-culture-necessitates-dishonesty/

Samakow, J. (2017, December). Ghosting: The 21st-century dating problem everyone talks about, but no one knows how to deal with. Retrieved from 

https://www.huffingtonpost.com/2014/10/30/ghosting-dating-_n_6028958.ht…

Vilhauer, J. (2015, November). This is why ghosting hurts so much. Retrieved from https://www.psychologytoday.com/us/blog/living-forward/201511/is-why-gh…

Williams, C., Richardson, D. Hammock, G., Janit, S. 2012. Perceptions of physical and psychological aggression in close relationships: A review. Aggression and Violent Behavior, 17, (6), p. 489–494.

https://www.gq.com/story/the-reason-you-just-got-ghosted?fbclid=IwAR3GiJ3uahKhz6ATvPelsrJWk8aXsMiq-UwB0DPgBk4SgCxoOAt6b0lUtMQ

https://goodguyswag.com/ghosting-when-a-nice-guy-is-too-scared-to-say-no/?fbclid=IwAR0aKTNokKOjwyBiCF5uUW3fMc3nDjHdnrKzbF22oKQOQXbxrX88eR29QJo

Krossa, E., Bermana, M., Mischelb, W., Edward E. Smith, and Wager, T. 2011. Social rejection shares somatosensory representations with physical pain. Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), 108 (15), p. 6270–6275, doi: 10.1073/pnas.1102693108.

Ảnh: Mike Force

Nguyễn Lê Hoài Thương

Nguồn: Psychology facts - Tâm lý học Việt Nam

Lượt xem: 959

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 34690350

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik