Thống kinh Thứ Sáu, 18/04/2014, 00:00
Bình thường đến ngày có kinh bạn gái ít nhiều cũng có cảm giác hơi khó chịu như mỏi lưng, cảm giác đầy bụng dưới,... nhưng nói chung không ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập. Chỉ khi nào, hiện tượng đau liên quan đến hành kinh có cường độ đáng kể và ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và học tập thì mới coi là thống kinh.
Như vậy, thống kinh là hiện tượng đau liên quan đến hành kinh. Hay gặp nhất là đau bụng dưới có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra, có thể thấy đau lưng, hay kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động. Đau có thể xẩy ra trước khi hành kinh, trong khi hành kinh hoặc sau khi đã sạch kinh vài ngày.
Thống kinh thường được phân loại theo các cách sau:
- Dựa theo thời điểm xuất hiện:
Thống kinh nguyên phát: Còn gọi là thống kinh sớm, xảy ra sau kỳ hành kinh đầu tiên 5 - 7 tháng.
Thống kinh thứ phát: Còn gọi là thống kinh muộn, xảy ra sau nhiều năm, có thể mười năm, thậm chí muộn hơn.
- Dựa theo bản chất thống kinh:
Thống kinh cơ năng: Là thống kinh mà không thấy tổn thương gì, khám phụ khoa thấy bình thường. Thường do rối loạn tâm lý.
Thống kinh thực thể: Là thống kinh mà khi khám phụ khoa sẽ phát hiện được tổn thương cụ thể, ví dụ như tử cung quá đổ sau, u xơ ở eo tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
Nhìn chung thống kinh nguyên phát thường là cơ năng. Thống kinh thứ phát thường có nguyên nhân thực thể.
- Tâm lý liệu pháp: Bạn cần giải quyết các vấn đề khó khăn cá nhân, thư giãn, du lịch, hoặc cần đến những chuyên gia tâm lý để tìm được hướng giải quyết cho vấn đề của mình.
- Thay đổi tư thế nằm: Thống kinh có thể do cổ tử cung đổ trước quá nhiều, thay đổi tư thế nằm có thể làm cho cổ tử cung thẳng hơn và máu kinh lưu thông dễ hơn nên có thể làm giảm đau.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, masage: Tập luyện cho tinh thần thư giãn thoải mái, để trí não giảm căng thẳng, giảm bị kích thích.
- Sử dụng thuốc: Bác sỹ sẽ cho bạn dùng một số thuốc giảm đau, an thần và giảm co bóp tử cung, ví dụ như paracetamol, papaverine, mofen, nospa....
Đối với thống kinh thứ phát mà phần lớn có nguyên nhân thực thể, nghĩa là có thay đổi ở bộ phận sinh dục thì cần đến cơ sở y tế để có thể xác định nguyên nhân cụ thể cũng như hướng điều trị thích hợp.
Phương pháp phòng thống kinh
Có thể dự phòng được thống kinh, nhất là đối với thống kinh nguyên phát.
Đề phòng thống kinh nguyên phát thì chủ yếu là tâm lý dự phòng, nghĩa là bố mẹ hoặc người thân giải thích, chuẩn bị cho các em gái trước khi hành kinh lần đầu tiên có được tinh thần thoải mái, bình tĩnh chờ kỳ kinh lần đầu đến một cách thật bình thường.
Đề phòng thống kinh thứ phát thì chủ yếu là đề phòng viêm nhiễm sinh dục. Như cần thực hiện tốt việc vệ sinh khi hành kinh, trước và sau khi có quan hệ tình dục, khi mang thai, vô trùng sau khi đẻ, sẩy thai hay nạo hút thai.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Rong kinh, rong huyết Thứ Năm, 17/04/2014, 00:00
- Hiện tượng vô kinh Thứ Tư, 16/04/2014, 00:00
- Rối loạn kinh nguyệt Thứ Ba, 15/04/2014, 00:00
- Quyền khách hàng về sức khoẻ sinh sản Thứ Hai, 14/04/2014, 00:00
- Kinh thưa Chủ Nhật, 13/04/2014, 00:00
- Đấm lưng trong thời kỳ kinh nguyệt, nên hay không? Thứ Bẩy, 12/04/2014, 00:00
- Hiện tượng kinh nguyệt (Tiếp theo) Thứ Sáu, 11/04/2014, 00:00
- Hiện tượng kinh nguyệt Thứ Năm, 10/04/2014, 00:00
- Lựa chọn thời điểm thụ thai và sinh nở Thứ Ba, 08/04/2014, 00:00
- Cấu tạo cơ quan sinh dục trong ở nữ Thứ Hai, 07/04/2014, 00:00
- Lạc nội mạc tử cung Thứ Sáu, 28/03/2014, 00:00
- Một số dị dạng sinh dục nữ Thứ Năm, 27/03/2014, 00:00