Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Đau khớp
- Đau cơ
- Viêm tuyến
Các triệu chứng thường kéo dài 1-2 tuần hoặc lâu hơn. Chúng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang tiến hành cuộc chiến chống lại vi rút.
Tuy nhiên, không thể kết luận khi bạn có tất cả những triệu chứng này, bạn đã nhiễm HIV. Đây có thể do những bệnh khác ngoài HIV gây ra. Nếu bạn có các triệu chứng này và nghĩ rằng mình có nguy cơ bị nhiễm HIV trong vài tuần qua, bạn nên đi xét nghiệm HIV.
Thông tin cần biết
Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể ngăn bạn bị nhiễm HIV nếu được dùng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus.
Giai đoạn 2. Giai đoạn tiềm ẩn, không có triệu chứng
Sau khi các triệu chứng ban đầu trong giai đoạn cấp tính biến mất, HIV có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nữa trong nhiều năm. Giai đoạn này còn được gọi là nhiễm HIV mãn tính.
Dấu hiệu của HIV sau 1-3 năm đầu rất mờ nhạt nên người bệnh khó nhận biết nếu không làm xét nghiệm.
Trong thời gian này, vi-rút vẫn tiếp tục sản sinh, hoạt động và gây ra những tổn thương dần dần cho hệ thống miễn dịch của bạn. Nếu không điều trị HIV, giai đoạn này kéo dài nhiều nhất từ 10-15 năm. Tuy nhiên, quá trình này có thể khác nhau ở mỗi người. Đối với một số tình trạng sức khỏe, giai đoạn nhiễm HIV mãn tính có thể bị rút ngắn và nhanh chóng chuyển sang AIDS.
Nếu bạn uống thuốc điều trị HIV hàng ngày, đúng theo chỉ định. Bạn có thể giữ được tải lượng virus ở mức không phát hiện được. Khi điều trị HIV kịp thời và đầy đủ, bạn hoàn toàn có thể kéo dài giai đoạn HIV tiềm ẩn không triệu chứng. Đồng thời, bạn có thể giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người thân, đối tác của mình.
Hãy chú ý
Nếu tải lượng virus của bạn được phát hiện, bạn vẫn có thể lây truyền HIV ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Tốt nhất, bạn nên dùng biện pháp an toàn khi quan hệ và thường xuyên kiểm tra tải lượng virus.