Dấu Hiệu Thai Lưu – Cách Nhận Biết Và Ngăn Ngừa Thứ Sáu, 08/12/2023, 12:00
Tìm hiểu những dấu hiệu thai lưu là hết sức cần thiết để kịp thời cứu tính mạng cho người mẹ. Bài viết dưới đây giúp các mẹ bầu nhận ra các dấu hiệu thai lưu của 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Thai chết lưu là gì?
Đau bụng dữ dội là một trong những dấu hiệu thai lưu rõ rệt
Thai chết lưu được xác định là tình trạng thai chết khi đang còn trong bụng mẹ, có một số trường hợp thai chết trong khi sinh, lúc này trọng lượng thai nặng khoảng trên 500g. Hiện tượng thai chết lưu có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, thông thường sau tuần thứ 20, và được được phân loại như sau:
- Thai chết sớm khi được 20-27 tuần tuổi.
- Thai chết muộn tính từ tuần 28-36.
- Thai kỳ hạn xảy ra giữa tuần 37 hoặc sau đó.
Thai lưu đa phần thường không được xác định rõ nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân được cho rằng xuất phát từ mẹ đang mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm gan, thiếu máu, huyết áp cao,… hoặc mẹ mang thai khi đã lớn tuổi, dinh dưỡng không đầy đủ, lao động vất vả,…,nước ối, tử cung, dây rốn có bất thường.
Một số khác được xác định nguyên nhân đến từ trẻ và trong quá trình mang thai như trẻ mắc rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền, trẻ bị tim bẩm sinh, phù nhau thai,…
1001 Dấu hiệu thai lưu
Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu
Thai chết lưu không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết bởi có những trường hợp dấu hiệu thai lưu không ra máu. Trong một số trường hợp người mẹ không có biểu hiện gì bất thường sẽ khó nhận ra thai đã chết, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Vậy thai chết lưu có dấu hiệu gì? Một số dấu hiệu dưới đây giúp các mẹ bầu phát hiện những điểm bất thường để nhanh chóng khám và kiểm tra có phải thai lưu hay không.
Đau bụng và chảy máu
Mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng, từ đau âm ỉ đến đau dữ dội cùng với việc ra huyết, xuất hiện máu âm đạo. Ở giai đoạn đầu thai kỳ việc ra một ít máu sẽ là bình thường, tuy nhiên khi đi kèm với việc đau bụng thì đây có thể là dấu hiệu của việc thai lưu 7 tuần. Cần nhanh chóng khám tại các phòng khám chuyên khoa uy tín.
Ngoài ra, những biểu hiện như đau họng hay chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thụ phát ban, ho, sốt cao, ớn lạnh đều có thể là dấu hiệu thai lưu trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Thay đổi tầm nhìn:
Khi mẹ cảm thấy tầm nhìn của mình thay đổi không nên chủ quan vì đây có thể là một trong những biểu hiện cho biết thai đã chết lưu.
Sưng phù và đau nhức:
Người mẹ bị sưng bàn tay hoặc bàn chân hoặc đau lưng dữ dội cũng như bị chuột rút. Đây đều là những biểu hiện bất thường và gây trở ngại không chỉ gây khó chịu bên ngoài cho mẹ trong giai đoạn mang thai mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của thai nhi. Mẹ không nên coi thường và nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh lý.
Tay chân sưng phù bất thường cũng là dấu hiệu thai lưu
Không phát hiện được nhịp tim:
Tim thai được nhận biết rõ ràng ngay từ tuần thứ 7-9 thai kỳ, thông thường từ 1200-1600/ phút. Trong các lần khám thai định kỳ, mẹ bầu đều được các bác sĩ đo tim thai để xác định tình trạng sức khỏe và phát triển của thai nhi. Nếu từ sau thời điểm 7-9 tuần, tim thai không được nhận biết thì rất có thể thai đã chết lưu 9 tuần.
Không có biểu hiện nghén:
Nghén là biểu hiện bình thường của phụ nữ trong những tháng đầu mang thai. Nếu các triệu chứng nghén, mệt mỏi không xuất hiện thì có thể em bé đã không phát triển bình thường trong bụng mẹ và có khả năng thai chết lưu 5 tuần.
Tử cung không nở rộng:
Khi em bé bắt đầu có mặt trong dạ mẹ cũng là lúc tử cung người mẹ sẽ bắt đầu lớn lên và nở rộng để có đủ chỗ cho em bé bám vào và trú ngụ. Nếu trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cảm thấy tử cung mình không có dấu hiệu phát triển đồng nghĩa với em bé cũng không lớn lên.
Nước ối rò rỉ:
Biểu hiện của việc này là việc xuất hiện chất lỏng khác thường chảy ra ngoài âm đạo người mẹ với số lượng nhiều. Tình trạng này cũng tương tự như việc vỡ ối sớm và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ cũng như thai có thể đã chết lưu 9 tuần.
Tiết dịch âm đạo bất thường:
Bất kỳ việc tiết dịch bất thường ở âm đạo kèm theo máu và sự thay đổi màu sắc của dịch đều là biểu hiện không tốt của mẹ bầu trong thai kỳ, cũng là một trong những biểu hiện của thai lưu. Mẹ cần chủ động đi khám để hiểu rõ tình trạng của cả mẹ và bé.
Tâm trạng thay đổi bất thường, bồn chồn:
Sự kết nối giữa mẹ và bé là một điều đặc biệt nên linh cảm của người mẹ vốn nhạy bén với tình trạng sức khỏe của mình và của bé. Vì vậy, việc mẹ cảm thấy tâm trạng thay đổi thất thường, hay lo lắng, bồn chồn cũng là một dấu hiệu của việc thai chết lưu 8 tuần. Để tháo gỡ những nghi ngờ cũng như lấy lại sự vui vẻ, lạc quan cần thiết cho thai kỳ, mẹ cần nhanh chóng đi khám để xác định.
Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng giữa:
Trong 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn bé đã khá lớn và bắt đầu có những chuyển động mạnh mà mẹ dễ dàng cảm nhận được. Ở giai đoạn này mẹ cần chú ý những dấu hiệu thai lưu dưới đây để kịp thời thăm khám và nhờ sự can thiệp của các y bác sĩ:
Các cơn đau bụng dữ dội kèm theo ra máu: các cơn đau bụng cũng không quá nghiêm trọng với các mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên khi mẹ cảm thấy cơn đau kéo dài, liên tục và có kèm theo máu thì có thể là dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4.
Cân nặng của mẹ bầu bị dừng lại hoặc sụt giảm: Khi bé lớn dần trong bụng mẹ thì mẹ cũng dần tăng cân là điều bình thường. Nếu mẹ thấy mình đột ngột ngừng tăng cân hoặc số cân nặng giảm đi thì nên cân nhắc đến việc thai có thể chết lưu.
Cân nặng đột ngột giảm có thể cho biết bạn bị thai lưu
Chuột rút và đau lưng tần suất dày: Từ tháng giữa trở đi mẹ sẽ thường gặp tình trạng đau lưng, cơ, và bị chuột rút nhưng nếu cảm thấy tình trạng đau liên tục, gây đau đớn nhiều thì khả năng đây là dấu hiệu thai chết lưu tuần 16 hoặc ở tuần 18 của thai kỳ.
Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng cuối:
Bước sang 3 tháng cuối thai kỳ đồng nghĩa với việc thai đã ở tuần thứ 26 trở đi. Bắt đầu từ lúc này, sự mong chờ thiên thần nhỏ ra đời càng tăng gấp bội. Đây là giai đoạn em bé đã phát triển và gần như hoàn thiện để chuẩn bị chào đời, vì vậy người mẹ càng cần phải cẩn thận quan sát và chăm sóc sức khỏe, trang bị kiến thức để đảm bảo an toàn cho mình và cho bé. Tuy nhiên, các biến chứng vẫn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu thai lưu tháng thứ 8 hoặc thai lưu tháng cuối:
Thai nhi chuyển động yếu ớt hoặc giảm các chuyển động:
Thai bắt đầu đạp và có các cử động rất rõ từ tuần 18-20 của thai kỳ. Khi bé có các cử động mạnh và liên tục, mẹ có thể an tâm về sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc giao tiếp với con trong giai đoạn này cũng rất cần thiết bằng việc trò chuyện với bé hay nghe nhạc. Nếu trong giai đoạn này, em bé nhà bạn không còn “năng động” “múa máy” như trước đây thì có thể đây là dấu hiệu thai chết lưu tuần 39.
Biểu hiện thai nghén giảm đi:
Nếu các triệu chứng nghén hoặc các bệnh lý khác như tiền sản giật của mẹ có dấu hiệu giảm đi hay không xuất hiện nữa cũng là dấu hiệu của việc thai chết lưu. Khi đó em bé đã không còn phát triển bình thường và khỏe mạnh bên trong cơ thể mẹ và có thể chết lưu. Mẹ bầu nên chú ý đặc điểm này để đi thăm khám thường xuyên.
Bụng của mẹ nhỏ đi:
Khi em bé phát triển qua từng tháng, bụng của mẹ cũng theo đó mà lớn dần lên để bao bọc và bảo vệ bé. Những tháng cuối, nếu mẹ cảm thấy bụng mình không tiếp tục lớn lên mà từ từ nhỏ lại nghĩa là tử cung đã ngưng phát triển, khả năng thai đã chết lưu.
Rò rỉ nước ối:
Việc vỡ ối chỉ xảy ra khi người mẹ gần đến lúc chuyển dạ, vì vậy, nếu mẹ có biểu hiện vỡ ối thì có nguy cơ cao thai bị chết lưu tháng thứ 8 hoặc sinh non. Mẹ cũng dễ dàng bị nhiễm khuẩn âm đạo và tử cung nên cần cực kỳ lưu ý dấu hiệu này.
Chảy máu âm đạo:
Chảy máu luôn gây ra cảm giác bất thường và lo lắng cho mẹ bầu khi mang thai, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ trong lúc đợi con ra đời. Máu có màu đen nếu thai chết lưu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cũng không còn cảm thấy căng tức ngực như trước mà ngực trở nên mềm mại hơn. Bầu ngực có thể tiết một ít sữa non. Ngoài ra các biểu hiện ngoài da như rạn da, ngứa cũng dần giảm hay mất đi, như vậy khả năng em bé đã không còn tiếp tục phát triển.
Bị tiền sản giật:
Tiền sản giật là một tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi. Tiền sản giật thường dẫn đến việc nhau thai bị bong, kèm với việc khó thở, tăng huyết áp ở mẹ. Những biến chứng trên có thể là dấu hiệu thai nhi bị chết lưu tuần 30, gây nguy hiểm cho bé cũng như những tổn thương khác đối với mẹ.
Tăng cân quá nhanh:
Tăng cân là một điều bình thường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu liên tục tăng cân quá nhiều kèm sưng phù thì có thể đã xảy ra tình trạng thai lưu ở tháng cuối thai kỳ.
Không buồn tiểu:
Đi tiểu thường xuyên là một biểu hiện bình thường của mẹ bầu. Nếu trong những tháng cuối thai kỳ, đột nhiên mẹ không còn muốn đi tiểu hay tiểu ít hơn trước đây thì có thể thai đã ngừng phát triển và chết lưu.
Vàng da đi kèm ngứa:
Mẹ bầu thường dễ gặp phải tình trạng ngứa trong thời gian mang thai vì sự thay đổi hormone nội tiết tốt. Tuy nhiên, việc ngứa toàn thân một cách bất thường kèm với da chuyển vàng là cảnh báo thai nhi gặp vấn đề bất thường, có thể thai chết lưu ở tháng thứ 9.
Dấu hiệu thai lưu có thể nhận biết nếu mẹ bị ngứa vùng bụng
Làm gì để ngăn ngừa thai lưu?
Một số gợi ý nhỏ dành cho các mẹ trong giai đoạn mang thai để ngăn ngừa thai chết lưu trong suốt thời gian mang thai.
- Thiết lập một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Nên siêu âm sớm và không bỏ lỡ các kỳ khám thai định kỳ,
- Theo dõi cân nặng.
- Kiểm tra bệnh lý của mẹ trước khi mang thai.
- Đi lại nhẹ nhàng, không cử động hay hoạt động mạnh.
Kết luận
Thai lưu chắc chắn là một điều không ai mong muốn, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe và để lại nỗi đau đớn cho người mẹ. Vì vậy mẹ cần chủ động tìm hiểu dấu hiệu thai lưu để ngăn ngừa và có một thai kỳ an toàn, vui vẻ chờ đón thiên thần nhỏ ra đời.
Nguồn HEALTHYBLOG
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Bạn có biết chăm sóc da khi mang bầu chưa vậy ? Thứ Năm, 07/12/2023, 14:00
- [Bác sĩ tư vấn] Đi tiểu buốt ra dịch có mủ là bệnh gì? Thứ Năm, 07/12/2023, 13:00
- [Giải đáp] Sau khi quan hệ bao lâu thì thử thai được? Thứ Năm, 07/12/2023, 13:00
- [Tổng hợp] 7 triệu chứng, dấu hiệu sảy thai 2 tuần ở mẹ bầu chính xác Thứ Năm, 07/12/2023, 13:00
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được tiến hành thế nào? Thứ Năm, 07/12/2023, 12:00
- BIẾN CHỨNG CỦA HERPES SINH DỤC LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- NHẬN DIỆN TRIỆU CHỨNG HERPES Ở NAM GIỚI VÀ NỮ GIỚI Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- NGHIỆN TÌNH DỤC VÀ NHỮNG HỆ LỤY Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- CÁCH VỆ SINH SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỂ “CÔ BÉ” LUÔN KHỎE MẠNH Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ CHLAMYDIA KHI MANG THAI BẰNG CÁCH NÀO? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- XÉT NGHIỆM GIANG MAI GỒM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00