BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
Có rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nhau, bệnh không được điều trị sớm và triệt để có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm về sinh sản, trong đó có vô sinh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa những bệnh lý này.
1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh lây qua đường tình dục (STDs) là tập hợp các bệnh mắc phải trong khi quan hệ tình dục bằng những con đường khác nhau. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con, qua việc dùng chung kim tiêm hoặc truyền máu.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận có khoảng 20 loại bệnh lây đường tình dục khác nhau, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Tác nhân gây bệnh đường tình dục vô cùng đa dạng, có khả năng lây lan dễ và nhanh: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, liên thể virus và vi khuẩn,...
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là nhóm gồm nhiều bệnh khác nhau
Đa phần các bệnh lây qua đường tình dục (trừ HIV/AIDS) có thể điều trị và phòng ngừa một cách hữu hiệu nếu được phát hiện sớm.
Các bệnh lý lây truyền tình dục thường gặp như: HIV/AIDS, bệnh lậu, bệnh Chlamydia, mụn rộp vùng sinh dục, u nhú ở người (HPV), bệnh giang mai…
Nguyên nhân lây nhiễm các bệnh truyền qua đường tình dục:
- Không thực hiện tốt các biện pháp an toàn tình dục (không dùng bao cao su, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần quan hệ…).
- Quan hệ tình dục với nhiều người.
- Mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú.
- Sử dụng các dụng cụ tiêm không được vô trùng.
- Quan hệ với gái mại dâm.
2. Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục
2.1. Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục đa dạng, sẽ khác nhau tùy theo từng tác nhân gây bệnh, khác nhau ở nam và nữ. Các triệu chứng bao gồm:
- Ở nam giới:
+ Cảm thấy khó chịu, đau bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục.
+ Đi tiểu ít, buốt, rát.
+ Bộ phận sinh dục, miệng, mông, đùi, hậu môn,... có vết loét, phát ban, sưng.
+ Dương vật bị chảy máu hoặc chảy dịch lạ có mùi hôi.
+ Hạch bạch huyết bị sưng và đau, nhất là ở bẹn.
- Ở nữ giới:
+ Cảm thấy đau buốt vùng kín khi quan hệ tình dục.
+ Tiểu tiện ít và buốt.
+ Cơ quan sinh dục, đùi, mông, miệng có hiện tượng phát ban, sưng tấy, có vết loét,...
+ Âm đạo ra dịch bất thường có mùi hôi, chảy máu.
+ Xung quanh hoặc bên trong âm đạo bị ngứa.
+ Bỗng nhiên sốt cao nhưng khó xác định nguyên nhân.
+ Hay bị đau bụng dưới.
Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh lây truyền qua đường tình dục
2.2. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh đường tình dục
Mặc dù tốc độ lây nhiễm của bệnh đường tình dục tương đối nhanh, khả năng tái phát cao nhưng không có nghĩa là không có cách để phòng ngừa lây nhiễm những bệnh lý này. Có nhiều con đường lây nhiễm bệnh nên việc phòng ngừa muốn đạt hiệu quả cần dựa trên chính cách thức mà bệnh lây nhiễm:
- Phòng lây nhiễm đường tình dục:
+ Chung thủy với 1 bạn tình và cần chắc chắn được rằng cả hai đều không mắc bệnh qua đường tình dục.
+ Cần có biện pháp bảo vệ an toàn là dùng bao cao su khi quan hệ.
- Phòng lây nhiễm đường máu:
+ Luôn dùng kim tiêm 1 lần, không dùng chung với bất kỳ ai. Nếu không thể thì hãy mua một bộ bơm kim riêng rồi tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng và không cho người khác mượn.
+ Khi trong các tình huống cần truyền máu, cần phẫu thuật, nên dự phòng nguồn máu cho mình từ người thân đã được chắc chắn không mắc HIV.
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang cho con:
Hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về việc phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục ở người bị HIV bằng cách không sinh con. Khả năng lây nhiễm bệnh qua con đường này vào khoảng 30% nên chính người trong cuộc cần tự đưa ra quyết định. Mẹ bị nhiễm HIV cho con bú sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền mầm bệnh từ mẹ sang con, chính vì thế, biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con được khuyến cáo chính là nuôi con bằng sữa thay thế.
Ngoài các biện pháp trên đây thì tiêm vắc xin cũng là giải pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiện đã có các loại vắc xin giúp phòng ngừa bệnh viêm gan virus B; bệnh HPV.
Tình dục an toàn giúp phòng ngừa lây nhiễm bệnh đường tình dục
Đa phần các bệnh lây qua đường tình dục (trừ HIV/AIDS) có thể điều trị và phòng ngừa một cách hữu hiệu nếu được phát hiện sớm. Vì thế, ngay khi nghi ngờ mình có triệu chứng của bệnh, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả ngay từ đầu.
Với những trường hợp đã được chẩn đoán và chỉ định điều trị, người bệnh cần chú ý thực hiện đúng phác đồ, không đột ngột dừng thuốc khi thấy triệu chứng cải thiện. Khi đã dùng hết liều chỉ định, người bệnh cần tái khám để được đánh giá đúng hiện trạng và có những hướng dẫn cho thời gian tiếp theo.
Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để biết có mắc bệnh hay không. Mỗi bệnh lý khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm phù hợp để có căn cứ đưa ra chẩn đoán đúng.
Nhìn chung, bệnh lây truyền qua đường tình dục không trừ ai nên nếu chủ quan, không áp dụng các biện pháp an toàn tình dục thì đều có nguy cơ lây nhiễm. Bệnh càng được phát hiện sớm, thực hiện điều trị đúng phác đồ thì càng ngăn chặn được các hệ lụy đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Đây cũng là cách để bảo vệ người xung quanh tránh bị lây nhiễm bệnh.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
Các tin khác
- CÁCH VỆ SINH SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỂ “CÔ BÉ” LUÔN KHỎE MẠNH Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ CHLAMYDIA KHI MANG THAI BẰNG CÁCH NÀO? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- XÉT NGHIỆM GIANG MAI GỒM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- 30 TUỔI CÓ NÊN CẮT BAO QUY ĐẦU KHÔNG? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- NHẬN BIẾT HÌNH ẢNH MỤN RỘP SINH DỤC ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- NAM THANH NIÊN 22 TUỔI CÓ NHIỀU BẠN TÌNH, ĐI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ PHÁT HIỆN MẮC BỆNH KHÓ CHỮA TRỊ Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- CÁC BƯỚC QUAN HỆ TÌNH DỤC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC XUẤT TINH SỚM Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- NỮ GIỚI NHIỄM HPV ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN NHƯ THẾ NÀO? Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- CÁCH VỆ SINH SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỂ “CÔ BÉ” LUÔN KHỎE MẠNH Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời Thứ Sáu, 01/12/2023, 15:00
- Rong Kinh Sau Sinh: Chuyện Thường Gặp Hay Bất Thường? Thứ Sáu, 01/12/2023, 14:00