Da và tóc của phụ nữ thay đổi như thế nào khi mang thai? Thứ Năm, 25/05/2023, 13:00
Khi mang thai, hormone, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi ảnh hưởng đến làn da của bạn, khiến da sạm màu, nám, thậm chí có vết rạn nứt.
Nám da
Một số phụ nữ mang thai hình thành các mảng sẫm màu không đều trên mặt, thường là ở má trên, mũi, môi và trán. Nó còn được gọi là “nám da” hoặc “mặt nạ thai kỳ”. Điều này do hormone sinh dục nữ bị kích thích, sản sinh sắc tố melanin khiến da sẫm màu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các mảng này thường mờ dần sau khi sinh vài tháng, nhưng cũng có thể kéo dài vài năm đối với một số phụ nữ.
Trong thời gian mang thai, bạn nên bảo vệ da cẩn thận bằng cách sử dụng kem chống nắng. Bạn cũng có thể xin ý kiến của các bác sĩ để được kê đơn giúp làm làm mờ các mảng sẫm màu. Ngoài ra, mẹ bầu nhớ đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài hoặc khi đi dưới trời nắng để tránh tia cực tím và giảm nguy cơ sạm, nám da.
Rạn da
Nhiều phụ nữ bị rạn da khi mang thai, thường là trong 3 tháng cuối. Chúng thường xuất hiện trên bụng hoặc đôi khi ở trên đùi, ngực. Rạn da có thể là do bạn tăng cân nhiều hơn mức trung bình trong thai kỳ. Mỗi người sẽ tăng cân theo một mức khác nhau, nhưng trung bình từ 11kg đến 16kg trong thai kỳ. Nếu bạn lo lắng về cân nặng của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ để xin ý kiến.
Rạn da không có hại cho sức khỏe và theo thời gian, da của bạn sẽ co lại và các vết rạn sẽ mờ dần thành sẹo có màu trắng.
Tóc
Khi bạn đang mang thai, các hormone bổ sung trong cơ thể sẽ làm thay đổi chu kỳ tóc của bạn. Tóc sẽ bóng mượt, dày hơn, khỏe mạnh hơn so với bình thường. Nhiều phụ nữ cảm thấy tóc dày hơn vào khoảng tuần thứ 15 của thai kỳ.
Tuy nhiên, từ ba đến sáu tháng sau khi sinh con, bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn. Nhưng đừng lo lắng, đây chỉ là dấu hiệu của sự hồi phục cơ thể sau mang thai.
Theo Báo Lao Động
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Nguyên nhân không nên tin vào tình yêu sét đánh Thứ Hai, 22/05/2023, 15:00
- Tình yêu sét đánh có mang lại cuộc hôn nhân bền vững? Thứ Hai, 22/05/2023, 13:00
- Lo ngại hệ luỵ cho những đứa trẻ chứng kiến ba mẹ ngoại tình Thứ Hai, 22/05/2023, 13:00
- Trạm yêu thương: Không đầu hàng số phận Thứ Hai, 22/05/2023, 13:00
- Người đồng tính có thể thay đổi được không? Thứ Hai, 22/05/2023, 12:00
- Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường và sau sinh mổ Thứ Năm, 18/05/2023, 15:00
- Khi tiêm ngừa HPV cần lưu ý điều gì? Thứ Năm, 18/05/2023, 15:00
- Những dấu hiệu tiền sản giật mẹ bầu cần ghi nhớ Thứ Năm, 18/05/2023, 14:00
- Thắc mắc : Nguyên nhân đau bụng kèm đi ngoài ngày đầu kỳ kinh là do đâu? Thứ Năm, 18/05/2023, 13:00
- Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Hai, 15/05/2023, 17:00
- Thắc mắc : Ra ít máu hồng âm đạo khi mang thai là bị làm sao? Thứ Hai, 15/05/2023, 15:00
- Các bệnh thường gặp ở tử cung Thứ Hai, 15/05/2023, 14:00