Cơ thể bạn biến đổi thế nào sau khi sinh con? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
Mang thai và sinh nở là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên sau mỗi lần “vượt cạn”, cơ thể phụ nữ lại có nhiều thay đổi để đảm bảo cho sự phát triển của em bé và quá trình nuôi con sau này. Cùng điểm lại những biến đổi của cơ thể phụ nữ sau sinh để hiểu hơn về giai đoạn này.
1. Tử cung thay đổi sau sinh
Trong thời điểm sinh em bé, các cơn co thắt tử cung bắt đầu mạnh lên gây đau đớn, đây gọi là hiện tượng chuyển dạ, cơn co thắt này càng mạnh càng giúp nhau thai tách khỏi tử cung và đưa em bé ra ngoài. Sau khi sinh em bé ra, các cơ tử cung bắt đầu dần co lại như ban đầu. Sau quá trình sinh con, bạn sẽ cảm thấy phần tử cung của mình trở nên nặng nề hơn và phải đến 2 tuần sau sinh thì tử cung của bạn mới trở lại cảm giác bình thường như trước đây.
2. Cân nặng thay đổi
Bạn sẽ không thể trở lại cân nặng như thời chưa mang thai. Cân nặng sẽ giảm khi em bé được đưa ra ngoài bởi nhau thai và nước ối đã không còn trong bụng nữa. Tuy nhiên, cân nặng của bạn sẽ tiếp tục giảm trong thời kỳ hậu sản bởi lượng nước thừa trong các tế bào cơ thể giữ lại khi có bào thai, cùng chất lỏng từ máu thừa trong thời gian này sẽ mất. Đó là lý do trong những ngày đầu tiên sau sinh, bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường và kéo dài sau tuần sinh đầu tiên.
3. Vòng hai to như “mang thai”
Ngay cả khi sau khi sinh em bé ra rồi, vòng hai của bạn vẫn có thể còn to như là mang thai. Đó là tình trạng cơ bụng của bạn giãn ra cùng với sự phát triển của em bé. Sau khi sinh, cơ bụng không hề biến mất mà thậm chí vẫn to và xệ xuống giống y như bạn đang mang thai nữa vậy. Khắc phục tình trạng này, bạn cần có thời gian tập luyện thường xuyên, điều độ để lấy lại vóc dáng của vòng hai trở nên đẹp như trước đây. Tuy nhiên cũng tùy vào từng trường hợp, một số chị em không thể thoát khỏi sự thay đổi này và sống chung với cơ bụng to như vậy.
4. Mất cảm giác buồn đi vệ sinh
Quá trình chuyển dạ sinh con hoàn toàn có thể gây tổn thương cho bàng quang của bạn, cụ thể là bàng quang có thể bị mất độ nhạy cảm, hay mất đi cảm giác buồn tiểu. Biểu hiện trong những ngày đầu tiên sau sinh con, bạn có thể không cảm thấy buồn tiểu. Trường hợp này thường gặp đối với chị em có thời gian chuyển dạ dài, lâu. Bạn có thể đề nghị bác sĩ đặt một ống thông trong quá trình chuyển dạ giúp bạn đi tiểu và là cách giữ cho bàng quang không bị quá tổn thương làm mất cảm giác buồn tiểu.
Sau sinh, các loại chất lỏng dư thừa không cần đến trong cơ thể khiến bàng quang trở nên đầy nhanh, nếu bình thường bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu liên tục, nhưng nếu bàng quang bị tổn thương, bạn sẽ mất đi cảm giác buồn. Chị em cần đi tiểu sau sinh ngay cả khi không có cảm giác buồn vệ sinh sau khi sinh. Để bàng quang quá căng ở thời điểm này sẽ khiến tử cung của bạn co bóp mạnh hơn gây nghiêm trọng hơn. Nếu sau sinh vài giờ bạn không thể đi tiểu hoặc, không buồn vệ sinh thì nên đề nghị điều dưỡng đặt ống thông.
5. Âm đạo thay đổi
Sau sinh âm đạo chị em hoàn toàn thay đổi, âm đạo giãn ra, lớn hơn, thậm chí bị sưng và bầm tím. Tình trạng này theo thời gian có thể được cải thiện nhờ sự chăm sóc bằng các bài tập Kegel mang lại hiệu quả tốt cho vùng âm đạo của chị em. Ở thời điểm sau sinh, lượng estrogen ở âm đạo cũng giảm xuống và có thể sẽ không còn như trước khi có quan hệ. Bởi vậy chị em cần biết cách chăm sóc vùng kín của mình bằng các biện pháp hữu hiệu.
Bên cạnh đó, tình trạng tiết dịch âm đạo trong thời gian 1-2 tháng sau sinh con là điều bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Dịch này có thể dạng nước hoặc màu hồng được tiết ra để cân bằng vùng kín trước sự thay đổi khi vừa sinh. Dịch này sẽ dần dần hết sau 1-2 tháng sau sinh, tùy vào thể trạng và cơ địa của từng người.
6. Ngực thay đổi
Sau khi sinh con, ngực của bạn bắt đầu kích lên, sưng đau và cứng hơn rất nhiều, điều này mang đến cảm giác khó chịu, nhói đau. Và giải pháp tốt nhất dành cho bạn là cho em bé bú. Ngực bạn sẽ không ngừng sản xuất sữa để cung cấp nuôi em bé trong thời gian này. Nếu bạn không cho bé bú, sữa ngày càng nhiều dẫn đến kích ngực, đau và khó chịu. Các cơn đau này sẽ diễn ra từ 3-5 ngày, khi tuyến sữa của bạn bắt đầu ổn định về quá trình sản sinh sữa, bạn sẽ bớt khó chịu. Tuy nhiên nếu không cho em bé bú thì tình trạng kích sữa vẫn sẽ gây ra khó chịu cho bạn.
7. Da xấu, rụng tóc
Chị em trong thời gian mang thai và đặc biệt sau khi sinh con, tóc bị rụng là điều thường xảy ra. Nhiều chị em có thể hốt hoảng vì lượng tóc rụng trong thời gian này. Bởi nồng độ estrogen giảm mạnh sau sinh, khiến tóc bạn rụng nhiều, hoặc khiến tóc xơ xác hơn rất nhiều so với trước đây.
Điều này cũng kéo theo sự thay đổi về làn da của chị em. Làn da của bạn có thể sẫm màu, xuất hiện nám, có mụn trứng cá và dễ bị tổn thương nặng nề nếu tiếp xúc với ánh mặt trời mà không được bảo vệ.
Hầu hết những thay đổi trên cơ thể của phụ nữ sau sinh đều mang tính tiêu cực. Tuy nhiên chị em cũng nên biết cách chăm sóc bản thân sau sinh để sớm khắc phục những thay đổi không tốt này trên có thể.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Các bước vệ sinh vùng kín đúng cách bạn cần biết Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Vì sao sau IUI bị đau tức bụng dưới ? Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu phôi làm tổ an toàn Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Khi gần sanh có dấu hiệu gì? Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Hướng dẫn vệ sinh vùng kín khi đang bị viêm nhiễm vi khuẩn Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Các triệu chứng sau bơm IUI 5 - 7 ngày Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu sau 9 ngày chuyển phôi có thể gặp Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Co bóp tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Dấu hiệu AMH thấp là gì ? Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Cách thức chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Chào bác sĩ ạ. Hiện em đã sinh được hơn 4 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đặt vòng tránh thai có được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. Thứ Hai, 04/09/2023, 12:00