Có bầu cho con bú có sao không và những lưu ý về dinh dưỡng Thứ Sáu, 14/04/2023, 00:00
Khi phát hiện mình đã mang thai dù chỉ vừa sinh em bé được vài tháng, mẹ bầu thường rất lo lắng về vấn đề cho con bú. Chị em sợ rằng, nếu tiếp tục cho con bú sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây, chuyên gia sẽ giải thích rõ hơn về việc “có bầu cho con bú có sao không” và mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
1. Có bầu cho con bú có sao không?
Với thắc mắc “có bầu cho con bú có sao không”, các chuyên gia cho biết: Khi mang thai bé tiếp theo, cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục tiết sữa, bởi vậy, mẹ bầu vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên, lúc này, các bà mẹ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Nhiều mẹ bầu lo lắng về vấn đề cho con bú khi đang mang thai
Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau của thai kỳ, khi thai nhi phát triển nhanh khiến mẹ bầu mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn, chị em có thể tính đến chuyện cai sữa cho con. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai và không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến mất sữa.
Vì thế, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề cai sữa cho trẻ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Nên cai sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần bú trong ngày. Không nên cai sữa cho trẻ quá đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ, dẫn tới tình trạng trẻ không chịu ăn những loại đồ ăn khác và tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Những vấn đề có thể xảy ra khi mẹ bầu cho con bú
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Việc cho trẻ bú mẹ sẽ thúc đẩy những cơn co thắt tử cung nhẹ và thường sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên, với một số trường hợp có tiền sử sảy thai hoặc sinh non hay từng xuất huyết trong quá trình mang thai, những cơn co thắt này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ nên cân nhắc về việc có cho con bú khi đang mang thai hay không.
Cho con bú khi đang mang thai có thể gây co thắt tử cung
- Trẻ bú cả sữa non: Ở tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, tuyến vú sẽ tạo sữa non. Loại sữa này có chứa nhiều dinh dưỡng, nhiều kháng thể và thường có tính đặc dính, màu vàng. Khi em bé bú sữa non, nhiều mẹ lo lắng về việc cạn sữa. Tuy nhiên, từ thời điểm này đến khi em bé chào đời, cơ thể mẹ bầu sẽ tiếp tục tiết sữa non. Do vậy, mẹ bầu có thể yên tâm cho con bú.
- Thay đổi về số lượng và chất lượng sữa: Sự thay đổi về nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể dẫn tới những thay đổi về chất lượng sữa. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén cũng khiến mẹ chán ăn và cung cấp không đủ dưỡng chất cho cơ thể, từ đó cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sữa. Khi sữa mẹ không còn thơm ngon như ban đầu, trẻ có thể chán ăn, bú ít hơn, bỏ bú. Để duy trì nguồn sữa mẹ cũng như chất lượng của sữa, người mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý.
3. Lưu ý chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu đang cho con bú
Những người mẹ vừa mang thai vừa cho con bú cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, em bé và thai nhi cũng phát triển tốt.
Bổ sung dưỡng chất rất quan trọng đối với các bà mẹ vừa mang thai vừa cho con bú
+ Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu em bé uống sữa công thức hoặc đã bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ nên bổ sung khoảng 500 calo mỗi ngày.
+ Nếu bé lớn dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn thì người mẹ cần bổ sung 650 calo mỗi ngày.
+ Ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, chị em nên bổ sung 850 calo/ngày.
+ Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, nên bổ sung 1000 calo mỗi ngày.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số tham khảo. Mẹ bầu nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để bổ sung phù hợp với cơ địa và nhu cầu của mình. Một số dưỡng chất cần thiết dành cho mẹ bầu có thể kể đến như:
+ Acid folic: Rất tốt cho sự phát triển trí não và phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung bằng một số loại thực phẩm như quả bơ, rau chân vịt, bông cải xanh, ngũ cốc,... hoặc sử dụng viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Sắt: Nếu bổ sung sắt đầy đủ, chị em có thể ngăn chặn tình trạng thiếu máu sắt trong thai kỳ. Có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như thịt đỏ, củ dền,... hoặc bổ sung bằng viên uống. Bên cạnh đó, chị em cần tăng cường ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C để nâng cao khả năng hấp thụ sắt, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cả em bé và thai nhi.
+ Iod: Bổ sung iod sẽ giúp thai nhi và em bé lớn phát triển não bộ và thể chất tốt hơn. Mỗi ngày, người mẹ cần bổ sung 100-150μg iod bằng một số thực phẩm như cá biển, muối bổ sung iod. Đối với những trường hợp mắc bệnh lý về tuyến giáp, cần tham khảo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để biết cách bổ sung hợp lý.
- Vitamin D: Có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng việc tắm nắng hay bổ sung viên uống. Khi tắm nắng, mẹ bầu cần lưu ý nên tắm nắng ít nhất 10 phút và vào khoảng thời gian sáng sớm hoặc sau 4 giờ chiều.
Thăm khám thai thường xuyên để được chuyên gia tư vấn chi tiết
- Các bà mẹ cũng nên tiêu thụ một số loại thực phẩm như cá thu, cá hồi... hay viên uống để bổ sung DHA, omega-3 giúp trẻ và thai nhi phát triển não bộ toàn diện.
- Nên ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể đảm bảo nhận được đầy đủ dưỡng chất.
Theo các chuyên gia, thời gian tốt nhất để sinh con lần thứ 2 là cách lần sinh trước ít nhất 2 năm. Khoảng thời gian này sẽ giúp người mẹ hồi phục sức khỏe tốt, chuẩn bị tinh thần tốt và có thể sắp xếp thời gian chăm sóc, nuôi con và dưỡng thai một cách tốt nhất.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Lần đầu hẹn hò nên mặc gì? Bí kíp lên đồ ghi điểm tuyệt đối Thứ Năm, 13/04/2023, 12:00
- Cổ tử cung cao có gây ảnh hưởng cho khả năng mang thai không? Thứ Tư, 12/04/2023, 00:00
- Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Thứ Tư, 12/04/2023, 00:00
- Loạn sản cổ tử cung có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị là gì? Thứ Tư, 12/04/2023, 00:00
- Phương pháp đặt vòng nâng cổ tử cung mang lại những lợi ích gì cho bà bầu? Thứ Tư, 12/04/2023, 00:00
- Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục Thứ Ba, 11/04/2023, 00:00
- Ăn gì để chống xuất tinh sớm và những lời khuyên từ bác sĩ Thứ Ba, 11/04/2023, 00:00
- Bỏ túi ngay thuốc trị xuất tinh sớm để cải thiện phong độ nam giới Thứ Ba, 11/04/2023, 00:00
- Đau rát khi xuất tinh và những điều nam giới cần biết Thứ Ba, 11/04/2023, 00:00
- Lý giải nguyên nhân tại sao phải cắt bao quy đầu? Thứ Sáu, 07/04/2023, 00:00
- Tẩy lông vùng kín an toàn bằng những phương pháp đơn giản Thứ Sáu, 07/04/2023, 00:00
- Hướng dẫn cha mẹ các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách Thứ Sáu, 07/04/2023, 00:00