Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục Thứ Ba, 11/04/2023, 00:00
Bên cạnh những thay đổi về tâm sinh lý thì một số dấu hiệu bất thường về mặt thể chất của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì cũng là điều mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Trong đó, rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì là tình trạng khiến trẻ vô cùng tự ti, lo lắng. Tại sao lại có sự thay đổi này và khắc phục ra sao? Những thông tin cung cấp dưới đây sẽ không khiến cha mẹ thất vọng!
1. Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì do đâu?
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến ngoại hình, có nhận thức rõ ràng hơn về cái “đẹp”. Chính vì vậy, sự thay đổi về thể chất luôn khiến trẻ tò mò, nhưng cũng không ít lo lắng.
Rụng tóc ở trẻ khi bước vào tuổi dậy thì không còn là tình trạng hiếm gặp
Chắc chắn sẽ chẳng có gì sợ hãi hơn cảm giác cầm trên tay những sợi tóc khô xơ, gãy rụng sau mỗi lần gội, chải. Dù là trai hay gái, khi chứng kiến cảnh tượng ấy cũng đều cảm thấy tự ti. Nhìn mái tóc của con mỏng đi rất nhiều kể từ khi trở thành “người lớn”, các bậc cha mẹ cũng không kém phần lo lắng.
Dưới đây là một số nguyên chính dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì.
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là điều không thể tránh khỏi khi trẻ dậy thì. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể chất lẫn tâm sinh lý của trẻ. Trong đó, rụng tóc nhiều cũng bắt nguồn từ “thủ phạm” này. Cụ thể, khi hormone testosterone ở trong trạng thái mất cân bằng, hormone Dihydrotestosterone (viết tắt là DHT) cũng sẽ sản sinh và tăng lên đột ngột.
Lúc này, hormone DHT đảm nhận chức năng chính là thu nhỏ nang tóc. Từ đó, mức độ gãy rụng của tóc sẽ phụ thuộc vào sự tăng trưởng và “tàn phá” của DHT.
Ăn uống không khoa học
Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết đối với sức khỏe của mái tóc. Do đó, chăm chút cho từng bữa ăn giàu dinh dưỡng cũng góp phần giúp cho mái tóc suôn mượt, óng ả và ngược lại.
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quyết định đến sức khỏe của mái tóc
Thiếu dinh dưỡng chính là nguyên nhân dẫn đến trình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì. Đặc biệt, nếu như không bổ sung đa dạng nhóm thực phẩm có chứa khoáng chất thiết yếu như sắt, vitamin B3, vitamin B7, kẽm, protein và axit amin, tóc dễ bị khô, chẻ ngọn, dễ gãy rụng.
Bệnh lý
Rụng tóc nhiều rất có thể là triệu chứng cho thấy bên trong cơ thể trẻ đang tiềm ẩn bệnh lý nào đó. Nếu như xuất hiện thêm một số biểu hiện nghiêm trọng khác như viêm, tóc rụng thành từng mảng lớn, da có vảy thì hãy xem xét đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất.
Một số bệnh lý - “thủ phạm” gây rụng tóc ở tuổi dậy thì phải kể đến như:
-
Tiểu đường.
-
Suy giảm chức năng tuyến giáp.
-
Nhiễm trùng da đầu.
-
Rối loạn da.
-
Rối loạn tâm thần.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc chống đông máu, vitamin A liều cao hay thuốc tránh thai có phải là những loại thuốc mà cha mẹ đang cho trẻ đang sử dụng? Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa cho bé gái uống các loại thuốc tránh thai an toàn để kiểm soát mụn trứng cá hoặc phòng tránh đa nang buồng trứng. Rất có thể, rụng tóc là tác dụng phụ của những loại thuốc này.
Tác dụng phụ của tóc là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ
Hóa chất dùng để tạo kiểu tóc
Lời khuyên hữu ích nhất dành cho các bậc cha mẹ chính là đừng vội cho trẻ tạo kiểu tóc quá sớm. Việc chạy theo xu hướng làm đẹp không đúng cách, gửi gắm niềm tin và tiền bạc không đúng chỗ sẽ khiến cho tóc bị khô xơ, chẻ ngọn sau thời gian dài tiếp xúc với hóa chất.
Bên cạnh đó, buộc tóc quá chặt, quá cao hay cuốn tóc thành nhiều vòng cũng khiến cho những sợi tóc yếu dễ dàng đứt gãy, thậm chí còn khiến cho chân tóc bị tổn thương, khó mà hồi phục.
2. Rụng tóc - nỗi ám ảnh đối với trẻ khi bước vào tuổi dậy thì
Chưa nói đến tuổi dậy thì, kể cả người lớn khi gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều cũng cảm thấy lo lắng, bất an. Không chỉ là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về mặt thể chất, rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ.
Rụng tóc khiến trẻ luôn trong trạng thái lo lắng, bực bội
Trước hết, tóc gãy rụng trong thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả tệ hơn là hói đầu. Trường hợp nhẹ là hói một vài mảng nhỏ nhưng nặng hơn nữa là tình trạng hói diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của trẻ.
Lúc này, vì quá lo lắng mà trẻ trở nên tự ti, thu mình lại, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Đồng thời việc học hành, thi cử cũng sẽ không suôn sẻ, thuận lợi do mất tập trung. Đây đều là những tác hại mà rụng tóc nhiều để lại cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới con trong thời gian này nhé!
3. Rụng tóc nhiều ở trẻ khắc phục như thế nào?
Đầu tiên, để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe và đưa con đến gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc. Sau đó mới đến bước “gỡ nút thắt”, giải quyết vấn đề tận gốc.
Bổ sung thực phẩm tốt cho sự phát triển của tóc
Dưới đây là một số cách khắc phục cũng như ngăn ngừa tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì mà MEDLATEC muốn chia sẻ để giúp trẻ sở hữu mái tóc khỏe mạnh, óng ả:
-
Ăn uống đủ chất, đặc biệt là khoáng chất và vitamin thiết yếu, đặc biệt là những loại thực phẩm như chuối, rau bina, bưởi, bơ, hàu, khoai lang và các loại cá.
-
Ưu tiên lựa chọn dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng tóc có thành phần từ thiên nhiên. Hạn chế sử dụng chế độ thổi nóng của máy sấy.
-
Không nên tạo kiểu tóc bằng các loại hóa chất có hại cho da đầu cũng như tránh buộc tóc quá chặt.
-
Massage da đầu thường xuyên, luôn giữ tâm trạng thoải mái, cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi.
Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm chính là theo dõi sự thay đổi của con và đưa con đến gặp bác sĩ nếu phát hiện tình trạng tóc rụng quá nhiều.
Trong đó, Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện MEDLATEC là cơ sở uy tín, chất lượng với dịch vụ y tế hoàn hảo mà các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể an tâm, đặt trọn niềm tin khi cùng con đến thăm khám.
Để cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất, MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như:
-
Hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn.
-
Máy chụp CT scanner tân tiến.
-
Máy chụp cộng hưởng từ MRI.
-
Máy siêu âm: (Doppler Tim - mạch máu, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp…).
-
Nội soi tai mũi họng ống mềm.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Lý giải nguyên nhân tại sao phải cắt bao quy đầu? Thứ Sáu, 07/04/2023, 00:00
- Tẩy lông vùng kín an toàn bằng những phương pháp đơn giản Thứ Sáu, 07/04/2023, 00:00
- Hướng dẫn cha mẹ các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách Thứ Sáu, 07/04/2023, 00:00
- Những đặc điểm thú vị nên lưu ý về dương vật tuổi dậy thì Thứ Sáu, 07/04/2023, 00:00
- Lâu ngày không xuất tinh có sao không và cách xử lý an toàn Thứ Tư, 05/04/2023, 00:00
- Hướng dẫn vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì để tránh viêm nhiễm phụ khoa Thứ Tư, 05/04/2023, 00:00
- Nguy cơ vô sinh nếu không vệ sinh vùng kín nam đúng cách Thứ Tư, 05/04/2023, 00:00
- Giải đáp nam khoa: Chưa lột bao quy đầu có quan hệ được không? Thứ Tư, 05/04/2023, 00:00
- Quan hệ không xuất tinh có gây nguy hiểm cho nam giới không? Thứ Ba, 04/04/2023, 00:00
- Lợi ích khi quan hệ buổi sáng ít người biết! Thứ Ba, 04/04/2023, 00:00
- Những cách điều trị viêm nang lông vùng kín phổ biến Thứ Ba, 04/04/2023, 00:00
- Vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt làm sao để tránh viêm nhiễm Thứ Ba, 04/04/2023, 00:00