Chứng lãnh cảm là gì? Khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào? Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
Chứng lãnh cảm ở nữ giới có thể là tác nhân khiến hạnh phúc gia đình gặp vấn đề lớn, thậm chí dẫn đến ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Vậy thì thực chất chứng lãnh cảm là gì? Nguyên nhân đến từ đâu? Có thể khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây!
1. Hiểu về chứng lãnh cảm ở nữ giới?
Chứng lãnh cảm thực chất đã xuất hiện từ rất lâu rồi, thế nhưng cho đến những năm đầu thế kỉ 20 thì các chuyên gia y tế và chuyên gia tâm lý học mới thực sự tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể. Chứng lãnh cảm đã từng và vẫn đang là một trong những tác nhân lớn gây ra nhiều cuộc tan vỡ của các cặp đôi tưởng chừng như rất yêu thương nhau nhưng cuối cùng vẫn buộc phải rời xa. Bên cạnh đó, chứng lãnh cảm còn khiến nhiều phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề xấu ảnh hưởng đến tâm lý khi cố gắng gồng mình chịu đựng mà không biết tìm kiếm các cách khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào.
Chứng lãnh cảm ở nữ giới được hiểu là tình trạng ham muốn quan hệ tình dục bị giảm sút đáng kể, thậm chí là không có cảm giác khi quan hệ tình dục với người mình yêu. Chứng lãnh cảm có thể là biểu hiện không có nhu cầu động chạm thân thể thế nhưng đôi khi tình trạng này còn nặng đến mức người phụ nữ không có suy nghĩ hay tưởng tượng về chuyện chăn gối mặc dù vẫn có tình cảm yêu đương.
Chứng lãnh cảm ở nữ giới là triệu chứng suy giảm ham muốn tình dục nặng
Biểu hiện rõ ràng nhất của chứng lãnh cảm ở phụ nữ là khi quan hệ tình dục có các đụng chạm thân mật như ôm, hôn hay ve vuốt kích thích cơ thể thế nhưng người phụ nữ vẫn không có cảm giác hưng phấn. Cụ thể, cơ quan sinh dục không có trạng thái hợp tác với bạn tình như đầu vú không có cảm giác tê cứng, da thịt không có cảm giác thích thú khi được động chạm, âm vật không có triệu chứng sung huyết, các dịch tiết trong âm hộ không thoát ra mặc dù có sự kích thích âm đạo,...
2. Nguyên nhân gây ra chứng lãnh cảm là gì?
Nguyên nhân gây ra chứng lãnh cảm ở nữ giới có thể bắt nguồn từ vấn đề tâm lý:
-
Các cặp đôi gặp vấn đề mâu thuẫn như xích mích cãi cọ nhau, con cái nghịch ngợm quá mức khiến người cha người mẹ lo lắng, người phụ nữ mới sinh con nhỏ, gia đình mới thay đổi chỗ ở, áp lực do công việc,...
-
Do ảnh hưởng về vấn đề tôn giáo cũng có thể gây áp lực lớn cho các cặp đôi, đặc biệt là những phụ nữ suy nghĩ quá nhiều, lo lắng, lo âu,...
-
Kiến thức tình dục của cả người đàn ông cũng như người phụ nữ chưa thực sự phù hợp, thiếu kiến thức cơ bản hay các thao tác thực hiện của cánh đàn ông chưa thực sự gây kích thích đối với nữ giới, hời hợt không quan tâm đến cảm xúc đối phương.
-
Khiếm khuyết cơ thể cũng khiến người phụ nữ dễ bị mặc cảm, ngại khoe da thịt, ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý và dần dần sẽ gây ra chứng lãnh cảm.
-
Nhu cầu tình dục của nam giới quá cao khiến cho đối phương không đáp ứng được hết, thậm chí cơ thể đang mệt mỏi, căng thẳng đầu óc cũng bị “làm phiền”, lâu ngày sẽ khiến người phụ nữ sợ quan hệ tình dục, không còn ham muốn tình dục. Ngoài ra, việc nam giới thường xuyên say xỉn không kiềm chế cảm xúc và hành động sẽ không tạo được cảm giác yêu thương với bạn tình của mình. Vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục của nam giới quá kém cũng sẽ khiến phụ nữ bị giảm bớt ham muốn được quan hệ tình dục.
Chứng lãnh cảm ở nữ giới do các vấn đề về bệnh lý. Trong trường hợp phụ nữ đang bị bệnh về phụ khoa hoặc các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục thì việc khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị triệt để bệnh tình.
-
Phụ nữ đang mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm khiến cho việc bài tiết dịch âm đạo bị cản trở, quan hệ tình dục sẽ bị đau rát khó chịu, tâm lý cũng sẽ không thoải mái, dần dần tạo cảm giác sợ quan hệ tình dục.
Phụ nữ mắc bệnh về phụ khoa có thể gây ra chứng lãnh cảm
-
Phụ nữ mắc các bệnh lý làm giảm lượng hormone nữ estrogen khiến cho ham muốn tình dục bị suy giảm, xuất hiện chứng lãnh cảm tạm thời.
-
Khiếm khuyết về bộ phận sinh dục ở nữ giới cũng sẽ là tác nhân khiến các chị em mắc chứng lãnh cảm như: Màng trinh quá dày, âm đạo quá hẹp hoặc quá ngắn, âm vật quá bé,...
3. Khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào sẽ đem lại hiệu quả cao mà vẫn an toàn cho sức khỏe?
Có rất nhiều trường hợp người vợ bị mắc chứng lãnh cảm thế nhưng vẫn không chịu chia sẻ hoặc tìm cách khắc phục, vẫn quan hệ tình dục với người yêu hay chồng như một dạng trách nhiệm chứ không có cảm giác. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo dù nguyên nhân người phụ nữ bị lãnh cảm đến từ đâu thì việc quan trọng nhất là phải trao đổi với người chồng, người yêu của mình trước để cùng nhau tìm ra các phương hướng giải quyết phù hợp.
Trường hợp phụ nữ bị lãnh cảm do các vấn đề về tâm lý thì hãy chia sẻ với chồng (người yêu) hoặc những người bạn hoặc những chuyên gia tâm lý để cùng tìm hướng giải quyết. Có thể khắc phục chứng lãnh cảm bằng các cách thay đổi thói quen quan hệ tình dục như: Tạo không gian lãng mạn. nói chuyện trước khi giao hoan, thay đổi tư thế quan hệ phù hợp, thực hiện các bước dạo đầu,... Bên cạnh đó, đồ dùng đi ngủ hay các vật dụng hỗ trợ trong quá trình quan hệ cũng có thể được sử dụng nếu cả hai đều đồng thuận, yêu thích.
Nếu phụ nữ đang gặp phải những vấn đề về bệnh phụ khoa thì việc điều trị bệnh tại các cơ sở y tế uy tín cũng cần được lưu ý. Người bệnh tuyệt đối không nên ngại ngùng giấu diếm bệnh, không đi khám chữa bệnh mà chỉ mua thuốc một cách tùy tiện về uống. Bệnh có thể không được chữa khỏi mà thậm chí còn phải hứng chịu các biến chứng do bệnh gây ra hoặc tác dụng phụ do thuốc.
Phải điều trị bệnh phụ khoa ngay không nên giấu diếm
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản trẻ em gái vị thành niên Thứ Sáu, 11/11/2022, 00:00
- Rối loạn nội tiết tố cảnh báo vấn đề sức khỏe ở nữ giới Thứ Tư, 26/10/2022, 17:35
- Nhu cầu tình dục thay đổi như thế nào theo năm tháng? Thứ Tư, 26/10/2022, 00:00
- Khám nội tiết là khám gì? Thứ Tư, 26/10/2022, 00:00
- Giảm ham muốn tình dục ở nữ có thể điều trị? Thứ Ba, 25/10/2022, 16:46
- Phụ nữ không quan hệ tình dục có gây ảnh hưởng gì không? Thứ Ba, 25/10/2022, 00:00
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ Thứ Ba, 25/10/2022, 00:00
- Quan hệ đồng tính nam và những nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Hai, 24/10/2022, 16:00
- Bạo lực tình dục ám ảnh phụ nữ trong nhiều năm Thứ Ba, 18/10/2022, 00:00
- Âm đạo thay đổi theo tuổi phụ nữ như thế nào? Thứ Ba, 18/10/2022, 00:00
- Tinh trùng yếu nên ăn gì, kiêng gì để dễ thụ thai? Thứ Hai, 17/10/2022, 15:00
- Những điều cần biết vè đặt vòng Thứ Năm, 13/10/2022, 15:00