Căng thẳng, trầm cảm khi mang thai có thể gây hại cho trẻ Thứ Năm, 14/09/2023, 13:00
Lo lắng, căng thẳng quá mức khi mang thai có thể gây ra tình trạng trầm cảm ở mẹ bầu. Điều này không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ mà còn làm gia tăng nhiều nguy cơ biến chứng cho em bé.
1. Tìm hiểu về trầm cảm khi mang bầu
Theo thống kê, có khoảng 10% đến 15% phụ nữ bị trầm cảm khi mang bầu hoặc sau sinh, thường biểu hiện qua những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng theo xu hướng tiêu cực như buồn bã, tuyệt vọng, thiếu hụt năng lượng, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh...
2. Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ở phụ nữ mang thai?
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiêu cực này ở phụ nữ mang thai gồm:
- Lo lắng, sợ sảy thai.
- Lo lắng về quá trình chuyển dạ và sinh nở.
- Những thay đổi khó chịu về thể chất như buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi tâm trạng...
- Lo về quá trình chăm sóc em bé sau sinh.
- Những căng thẳng về tài chính khi nuôi dạy một đứa trẻ...
Hàng loạt những lo lắng và áp lực xuyên suốt quá trình mang thai sẽ có thể đem đến hệ lụy trầm cảm khi mang bầu.
3. Có phải mọi căng thẳng đều dẫn đến trầm cảm khi mang bầu?
Câu trả lời là không. Thực tế, lo lắng và căng thẳng đều là một phần bình thường của cuộc sống và không phải lúc nào cũng là xấu. Việc một người phụ nữ lo lắng về em bé và thai kỳ là dấu hiệu cho thấy họ luôn mong muốn trở thành một bà mẹ tốt.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm trong thai kỳ là những căng thẳng mãn tính không thể dập tắt. Chính những loại căng thẳng này làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm khi mang bầu.
Trong đó, phụ nữ có thai gặp phải các yếu tố sau có nguy cơ bị trầm cảm đặc biệt cao:
- Các biến cố lớn trong cuộc sống như: người thân ra đi, mất việc làm, ly hôn...
- Khó khăn kéo dài như tài chính, sức khỏe...
- Thiên tai hoặc sự kiện đau thương bất ngờ khác.
- Các căng thẳng nghiêm trọng về thai kỳ như nỗi sợ điển hình xung quanh quá trình chuyển da, sức khỏe em bé hay việc chăm sóc em bé
4. Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?
Điều này là hoàn toàn có. Căng thẳng kéo dài dẫn đến trầm cảm khi mang bầu có thể gây ra nhiều vấn đề như khó ngủ, đau đầu, ăn liên tục... Đồng thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
- Tiền sản giật
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ ảnh hưởng đến huyết áp và các cơ quan của phụ nữ mang thai, đồng thời có thể dẫn đến việc sinh con sớm.
Nghiên cứu cho thấy nếu phụ nữ mang thai bị huyết áp cao, nguy cơ bị tiền sản giật khi mang thai cũng cao. Căng thẳng mãn tính có thể gây tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải ai căng thẳng cũng gặp phải tình trạng này. Theo thống kê, có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.
- Sảy thai
Theo một đánh giá vào năm 2017, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: những người phụ nữ gặp phải biến cố tiêu cực trong cuộc sống hoặc tiếp xúc với căng thẳng tâm lý có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi.
Do đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai thường có xu hướng giảm thiểu rủi ro này bằng cách cải thiện triệu chứng căng thẳng, lo lắng ở phụ nữ.
- Sinh non, sức khỏe em bé không đảm bảo
Trẻ sinh non thường nhẹ cân, chậm phát triển và gặp các rối loạn trong học tập. Khi trưởng thành, các em bé này cũng có nhiều nguy cơ mắc phải vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường...
Căng thẳng mãn tính và trầm cảm khi mang bầu làm gia tăng tỉ lệ sinh non ở phụ nữ.
5. Mẹ bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai đặc biệt tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ. Theo một nghiên cứu vào năm 2012, trẻ có nhiều khả năng mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nếu mẹ bị trầm cảm trước khi sinh.
Nghiên cứu khác vào năm 2019 cũng nhận thấy, những đứa trẻ có mẹ bị rối loạn tâm lý kéo dài trong khi mang thai thường phát triển triệu chứng trầm cảm khi còn trong độ tuổi thiếu niên.
Bên cạnh đó, sau khi sinh em bé, phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt tác nhân gây căng thẳng mới trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và thậm chí gây ra nhiều sự việc đau lòng nếu như không có liệu pháp tâm lý can thiệp kịp thời.
6. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng trầm cảm khi mang bầu?
Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh cần phải đối mặt với nhiều vấn đề, vì vậy, lo lắng và căng thẳng là không thể tránh khỏi. Để giảm bớt tình trạng này, bạn có thể:
- Nói chuyện với người bạn tin tưởng
Đó có thể là bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý, bạn đời, bạn thân hay đơn giản là một người phụ nữ mang thai khác. Khi trút được bầu tâm sự và cảm thấy được lắng nghe, tâm trạng của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
- Tập yoga
Một số bài tập yoga hoặc thiền giúp điều hòa hơi thở, cân bằng tâm trạng đã được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai. Những bài tập này sẽ giúp bạn thư giãn, tâm trí trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Chú ý nghỉ ngơi và tập thể dục
Hãy đi ngủ sớm hơn bình thường, tập các bài tập duy trì như đi dạo, yoga... hoặc bài tập thể dục riêng khi mang thai không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn, hạn chế vấn đề trầm cảm ở phụ nữ mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng cần điều chỉnh
Thèm ăn và cần ăn ngay lập tức là biểu hiện không hề lạ ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo bữa ăn của bạn cân bằng và lành mạnh.
Hãy hạn chế đường và uống nhiều nước.
Trầm cảm khi mang bầu là một vấn đề rối loạn tâm lý có thể đem lại nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với mẹ và bé. Vì vậy, gia đình cần có sự lưu tâm, chăm sóc để cải thiện các lo lắng, căng thẳng của phụ nữ trong suốt thai kỳ cũng như sau khi sinh.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Mối liên quan giữa căng thẳng (stress) và cơ hội mang thai Thứ Năm, 14/09/2023, 12:00
- Sau mổ kẹp vòi trứng có cần kiêng quan hệ không? Thứ Năm, 14/09/2023, 12:00
- Ngày dự sinh được tính thế nào? Thai quá ngày sinh có nguy hiểm không? Share: Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Thai quá ngày dự sinh có nên mổ? Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Sinh con ở tuần 38 có sao không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
- Bệnh giang mai có chữa được không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
- Tính ngày dự kiến sinh như thế nào? Thứ Hai, 11/09/2023, 12:00
- Thận trọng khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Thứ Năm, 07/09/2023, 15:00
- Khi nào cần dùng thuốc giảm co tử cung? Thứ Năm, 07/09/2023, 14:00
- Nhiễm trùng bàng quang và thận ở phụ nữ sau sinh con Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Cơ thể bạn biến đổi thế nào sau khi sinh con? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Chườm nóng vùng thắt lưng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00