Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
Nhiều chị em sau cuộc yêu rơi vào tình trạng ra khí hư lẫn máu. Điều này không chỉ cản trở đời sống “chăn gối”, ảnh hưởng tâm lý chị em mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề. Bởi đây có thể đây là dấu hiệu cho thấy chị em mắt một bệnh lý phụ khoa nào đó mà chị em không nên chủ quan cần thăm khám, điều trị bệnh sớm.
1. Hiện tượng khí hư
Khí hư là dịch âm đạo sinh lý. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, đóng vai trò giữ ẩm, điều hòa môi trường âm đạo, bảo vệ âm đạo tránh khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khí hư rất quan trọng với sức khỏe sinh sản cũng như đời sống tình dục của nữ giới. Nó được tiết ra để tăng cường độ ẩm, là chất bôi trơn trong quan hệ tình dục giúp tinh trùng gặp trứng để thụ tinh dễ dàng.
Khí hư bình thường sẽ có màu trắng trong, trông như lòng trắng trứng hoặc hơi đục, không có mùi, hơi dính, hơi nhầy,...
2. Nguyên nhân khiến ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ
Sau khi quan hệ tình dục ra khí hư lẫn máu hoặc khí hư kèm theo máu là một trong những dạng khí hư bất thường, cần được khám và tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Theo các chuyên gia sản khoa, có rất nhiều lý do khiến phụ nữ bị ra khí hư nhiều khi quan hệ. Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau như:
- Do kinh nguyệt không đều: kinh nguyệt bị rối loạn nên đôi khi sẽ có hiện tượng khí hư lẫn máu nâu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì lại là điều rất đáng lo ngại.
- Do uống thuốc tránh thai khẩn cấp: Nếu bạn đã uống thuốc tránh thai trước đó, thì rất có thể hiện tượng khí hư có máu là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gây ra.
- Do đặt vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai đôi khi cũng gây ra hiện tượng khí hư kèm theo máu tươi.
Sau khi quan hệ có khí hư có lẫn máu có thể là do tổn thương âm đạo, âm hộ trong quá trình giao hợp. Nguyên nhân thường là do các cặp đôi không biết cách, thực hiện sai kỹ thuật, động tác quá mạnh.
Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chảy máu vùng kín là chị em mắc các bệnh ngoại khoa như:
- Polyp tử cung: Triệu chứng của polyp tử cung là khí hư có máu, ra nhiều, có mùi hôi, màu vàng. Đặc biệt trường hợp này, khí hư kèm theo máu thường xuyên chảy khi giao hợp. Nếu bệnh nặng có thể ra máu nhiều như máu kinh.
- Viêm âm đạo: Khi bị viêm âm đạo, triệu chứng thường gặp là khí hư ra nhiều, màu vàng nhạt, nếu bệnh nặng, khí hư sẽ ra kèm mủ và kèm theo một chút máu. Bên cạnh đó, những viêm nhiễm tại âm đạo (do vi khuẩn, ký sinh trùng...) cũng có thể khiến niêm mạc âm đạo sung huyết, phù nề, khi có sự cọ xát, va chạm làm cho âm đạo dễ bị trầy xước, tạo ra những vết thương hở và chảy máu trong lúc cả hai có quan hệ tình dục. Bình thường, nếu như các tổn thương nhỏ, không quá nghiêm trọng thì có thể tự lành sau một thời gian ngắn. Những tổn thương này nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ có thể diễn biến gây viêm nhiễm và chảy máu trong những lần quan hệ tình dục sau đó.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung là khí hư có màu trắng đục, có bọt, nhớt, dính, nặng mùi... ngoài ra, nếu bệnh nặng còn có thể kèm máu trong khí hư hoặc ra máu khi quan hệ tình dục.
- Ngoài ra, các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung... cũng gây ra hiện tượng khí hư kèm theo máu.
- Ngoài ra, những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai... cũng có thể gặp hiện tượng ra máu khi có quan hệ tình dục.
Vì vậy, cần theo dõi thêm tình trạng sau khi quan hệ có khí hư có lẫn máu lần này và những vòng kinh tiếp theo, nếu tình trạng này kéo dài trên 7 ngày kèm theo khí hư bất thường thì cần phải khám tại chuyên khoa Phụ Sản để khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hằng ngày, khi có kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục, đặc biệt là thời điểm ra máu và khí hư bất thường như hiện nay.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Điều trị u xơ tử cung thế nào? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Siêu âm lúc nào tính tuổi thai đúng nhất? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Cổ tử cung ngắn có chắc chắn khiến phụ nữ sinh non không? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có cần đến bác sĩ hay không? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Bạn đã hiểu biết đầy đủ về âm đạo? Thứ Tư, 31/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu về phương pháp đông lạnh trứng tại Vinmec Thứ Tư, 31/05/2023, 00:00
- Bạn biết gì về giới tính và chuyển giới? Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Nồng độ HCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ? Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Sự thay đổi của bà bầu tuần 4 Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không? Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00