Các nguy cơ xảy ra cho mẹ và trẻ sơ sinh khi sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ Thứ Hai, 10/04/2023, 15:00
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng với mẹ bầu và thai như như thế nào hãy đọc phần dưới đây.
1. Nguy cơ cho mẹ
Nếu không được theo dõi điều trị tốt mẹ có thể bị những biến chứng trong thời gian mang thai và kéo dài sau sinh như sau.
Các biến chứng trong thời gian mang thai
- Tăng huyết áp
- Tiền sản giật và sản giật
- Mẹ tăng cân trên 20kg, đa số thai to, con sinh ra cân nặng trên 4kg
- Sảy thai và thai lưu: Mẹ bị sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do
– Biến chứng khác:
- Nhiễm trùng tiết niệu: Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều ( nước tiểu có đường ), bị nấm candida tái phát nhiều lần…
- Mẹ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận
- Quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn hay băng huyết sau sinh
- Dễ bị mắc các bệnh lý tim mạch hoặc béo phì sau sinh
- Đẻ non
- Đa ối
Các biến chứng lâu dài sau sinh
- Tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai ( tức trở thành đái tháo đường vĩnh viễn).
- Tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai sau.
2. Nguy cơ với thai nhi và trẻ nhỏ
Nguy cơ cho thai nhi
- Đái tháo đường thai kỳ sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai hay gặp là vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy, các dị tật thần kinh khác, dị tật tim, dị tật thận, không có hậu môn.
- Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ). Thường gặp nhất là thai quá to (trên 4000 gram) gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…
- Thai chậm phát triển trong tử cung liên quan đến sự kém tưới máu cho tử cung, rau thai.
- Thậm chí, thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Ngoài nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, nguy cơ gia tăng khi kiểm soát đường máu kém
- Đa ối có thể gây khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ và thường kết hợp với thai to.
Nguy cơ cho em bé khi chào đời
Nguy cơ không thể không nhắc đến với em bé sau khi chào đời của mẹ bị tiểu đường thai kỳ là hạ đường huyết sơ sinh trong những ngày đầu sau sinh. Khi đường máu mẹ tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ và đặc biệt vào giai đoạn chuyển dạ thì đường máu của thai kích thích tụy sản xuất Insulin. Sau khi sinh, đường máu từ mẹ cung cấp cho thai nhi ngừng đột ngột, nhưng nồng độ Insulin trong máu con vẫn cao => dễ bị hạ đường máu.
Triệu chứng thường là em bé bị hôn mê hơn là kích thích, và hạ đường máu có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Do vậy cần kiểm soát tốt đường máu của mẹ khi mang thai và chuyển dạ để tránh biến chứng này. Và theo dõi chặt chẽ đường máu cho trẻ 3 ngày đầu sau sinh.
Bên cạnh đó cũng có một số biến chứng cần theo dõi ở em bé sau khi chào đời với mẹ bị tiểu đường thai kỳ như:
- Hạ canxi máu sơ sinh.
- Tăng Bilirubin máu.
- Đa hồng cầu
- Ăn kém
- Hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh.
- Tăng tỉ lệ tử vong chu sinh (nhất là trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2 – 5 lần)
- Ngoài ra có thể bị các dị tật, chậm phát triển trong tử cung, phì đại cơ tim.
- Về lâu dài: Tăng nguy cơ béo phì trẻ em, tăng nguy cơ type 2.
Chính vì tiểu đường thai kỳ để lại nhiều hậu quả cho mẹ và con nên việc chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể làm giảm biến chứng cho mẹ, giảm bệnh lý và tỉ lệ tử vong chu sinh cho con. Và cần lưu ý phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sau sinh nên cho con bú triệt để và dài lâu vừa giảm nguy cơ đái tháo đường type 2, vừa giảm nguy cơ béo phì cho em bé.
Nguồn Procare
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Thắc mắc: Đồ ăn cay ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào? Thứ Hai, 10/04/2023, 13:26
- Bà bầu ăn cay khi mang thai: nên hay không nên? Thứ Hai, 10/04/2023, 13:00
- “Bật mí” đàn ông có thích phụ nữ tẩy lông vùng kín hay không? Thứ Năm, 06/04/2023, 17:00
- 13 mẹo cai thuốc lá tốt nhất từ trước đến nay Thứ Năm, 06/04/2023, 15:00
- 4 cách 'dọn cỏ' vùng kín ở nam giới và lời khuyên của chuyên gia Thứ Năm, 06/04/2023, 14:00
- Giải đáp thắc mắc: Mới có thai nên kiêng gì? Thứ Năm, 06/04/2023, 14:00
- Con trai có cần dọn lông vùng kín không? Thứ Năm, 06/04/2023, 13:00
- Tại sao hút thuốc lại có tác động liên quan tới sinh lý ở nam giới? Thứ Hai, 03/04/2023, 18:00
- Những tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới Thứ Hai, 03/04/2023, 17:00
- Bệnh về tinh hoàn thường gặp và những triệu chứng phổ biến Thứ Hai, 03/04/2023, 15:00
- Cấu tạo tinh hoàn nam giới và chức năng Thứ Năm, 30/03/2023, 20:00
- Khi đi khám nam khoa bạn cần lưu ý điều gì? Thứ Năm, 30/03/2023, 16:00