Các bước vệ sinh vùng kín đúng cách bạn cần biết Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
Theo các thống kê, hầu hết phụ nữ đều mắc viêm phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể là nhiễm trùng tử cung, viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo,... Vệ sinh vùng kín đúng cách là biện pháp hiệu quả để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các bệnh lý phụ khoa.
1. Tại sao phải vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách?
Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách sẽ giúp “cô bé” của phụ nữ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Từ đó, hạn chế sự xâm nhập và hoạt động của các tác nhân gây bệnh phụ khoa thường gặp như vi khuẩn, nấm men, tạp khuẩn... Thói quen này sẽ giúp chị em nâng cao khả năng phòng ngừa những vấn đề nghiêm trọng hoặc bệnh lý phụ khoa liên quan đến tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Từ đó, nâng cao sức khỏe toàn thân, các hoạt động tình dục và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Mặc khác, vùng kín luôn ẩm ướt do dịch tiết âm đạo và phải thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu, nên nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao. Không chỉ vậy, với cấu trúc giải phẫu mở, vùng kín có sự thông thương từ bên ngoài âm hộ vào bên trong âm đạo, tử cung, buồng trứng nên một khi những bộ phận bên ngoài như âm hộ, âm đạo bị vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn xâm nhập do không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung ở trong.
Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như các bệnh lý phụ khoa, vô sinh, hiếm muộn hoặc thậm chí là ung thư phụ khoa như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,... Vệ sinh vùng kín đúng cách là cách an toàn, hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm phụ khoa cũng như góp phần cải thiện tình trạng bệnh nếu chẳng may mắc phải.
2. Các bước vệ sinh vùng kín đúng cách bạn cần biết
Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách là việc rất quan trọng để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, hạn chế tình trạng vùng kín có mùi hôi, ngứa vùng kín hoặc tổn thương âm hộ, âm đạo của chị em.
2.1. Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách
Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau để vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày:
- Luôn luôn sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín hàng ngày.
- Vệ sinh vùng kín từ 2 - 3 lần mỗi ngày tùy vào tình trạng cơ thể và thói quen sinh hoạt.
- Không sử dụng vòi xịt nước để xịt mạnh vào bên trong âm đạo: Hoạt động này có thể đẩy vi khuẩn, nấm men, bụi bẩn hoặc nước tiểu ở ngoài âm hộ vào sâu bên trong âm đạo cũng như làm thay đổi pH âm đạo và rửa trôi đi những lợi khuẩn có trong âm đạo làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Chỉ sử dụng vòi xịt có tia nước nhỏ vừa đủ để vệ sinh nhẹ nhàng vùng ngoài.
- Không chạm tay bẩn vào vùng âm hộ, âm đạo và nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi bắt đầu vệ sinh vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách là chỉ vệ sinh nhẹ nhàng âm hộ và phần mép ngoài âm đạo, chà xát quá mạnh sẽ làm tổn thương vùng kín, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế tắm bồn hoặc ngâm vùng kín nhiều vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hoặc tạp khuẩn xâm nhập vào bên trong.
- Hạn chế cạo lông mu vùng kín: Lông mu có tác dụng bảo vệ cũng như tạo 1 lớp đệm lọc bớt bụi bẩn bám vào vùng kín. Tự ý sử dụng dao cạo loại bỏ lông mu sẽ gây ra những tác động xấu và ảnh hưởng đến da vùng kín. Không chỉ vậy, cạo lông mu còn có thể khiến sinh bệnh viêm lỗ chân lông hoặc làm lông mọc ngược. Chị em có thể lựa chọn tỉa hoặc cắt gọn bớt đi nếu thấy lông quá nhiều hoặc đến những địa chỉ uy tín để cạo lông vùng kín một cách an toàn.
- Nhẹ nhàng lau khô vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm. Chú ý sử dụng khăn riêng và chỉ dùng 1 lần để đảm bảo an toàn, không dùng khăn lau đi lau lại nhiều lần.
- Không sử dụng băng vệ sinh thường xuyên hàng ngày vì sẽ làm bí bách, tăng tiết dịch âm đạo hơn.
- Giặt sạch và thay mới khăn lau thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm tồn tại trên bề mặt khăn.
- Mặc quần áo thoải mái, không bó sát, đặc biệt là quần lót với các chất liệu thấm hút tốt để đảm bảo thông thoáng, khô ráo. Giặt quần lót hàng ngày, phơi dưới ánh nắng mặt trời để giúp diệt khuẩn, hạn chế vi khuẩn, nấm bám trên quần lót.
- Khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có các triệu chứng bất thường xảy ra với vùng kín: Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ từ 18 tuổi trở lên nên thăm khám phụ khoa ít nhất 2 lần/ năm tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Khám phụ khoa định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm các triệu chứng nếu cơ quan sinh dục mà còn giúp chị em phát hiện và loại bỏ sớm những yếu tố tiềm ẩn làm phát sinh bệnh ung thư.
2.2. Vệ sinh vùng kín bị viêm nhiễm trong thời gian hành kinh
Vệ sinh vùng kín đúng cách trong thời gian hành kinh cần đặc biệt chú ý vì lúc này vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Để vệ sinh vùng đúng cách, chị em cần lưu ý:
- Thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 3 - 4 giờ một lần hoặc 2 giờ/ lần đối với tam-pon, tùy vào lượng máu kinh. Lưu ý, chỉ nên sử dụng tam-pon cho những ngày hành kinh đầu tiên.
- Vệ sinh sạch sẽ và lau khô sau mỗi lần thay băng.
- Máu kinh tồn đọng, âm đạo ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho khuẩn phát triển, khả năng viêm nhiễm tăng cao.
2.3. Vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau quan hệ tình dục
Cần vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ để đảm bảo vệ sinh, hạn chế lây nhiễm và khử mùi hôi.
Trước quan hệ:
- Tắm rửa và vệ sinh vùng kín, bộ phận sinh dục sạch sẽ trước khi quan hệ tối thiểu 30 phút. Chú ý, không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm để vệ sinh vùng kín.
- Rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch, nước sôi để nguội hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ và thấm khô bằng giấy hoặc khăn mềm.
- Không rửa từ sau ra trước vì sẽ làm vi khuẩn từ hậu môn lan lên vùng kín.
Sau quan hệ:
- Chị em không nên rửa vùng kín ngay vì sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn. Hãy đợi khoảng 30 phút sau khi kết thúc “cuộc yêu” để bắt đầu tiến hành vệ sinh vùng kín.
- Nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước sạch, hạn chế dùng xà phòng hay dung dịch vệ sinh để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng.
3. Chọn dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp
Trong việc vệ sinh vùng kín đúng cách, việc chọn lựa dung dịch vệ sinh phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế các nguy cơ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Trong quá trình lựa chọn dung dịch vệ sinh, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Dung dịch vệ sinh được lựa chọn cần đảm bảo khả năng làm sạch nhẹ dịu hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể giúp giảm ngứa hoặc hỗ trợ ngừa viêm.
- Các sản phẩm có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như trầu không, lô hội, dâu tằm,... sẽ giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng mà không làm kích ứng phần niêm mạc nhạy cảm ở vùng kín cũng như đảm bảo môi trường pH âm đạo.
- Hoạt chất Bioecolia và Bisabolol có trong một số sản phẩm hiện nay ngày càng được tin dùng nhờ khả năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh âm đạo và hỗ trợ khử mùi hiệu quả, ngừa ngừa, giảm viêm và kích ứng.
- Đối với những phụ nữ đang trong tình trạng lão hóa làm viêm khô teo niêm mạc âm đạo nên ưu tiên lựa chọn dung dịch vệ sinh hàng ngày có khả năng tăng cường dưỡng da mềm mịn. Những sản phẩm chứa collagen, vitamin B3, vitamin E hay tinh chất hoa hồng có thể giúp cải thiện vấn đề này hiệu quả.
- Chị em không nên thay đổi dung dịch vệ sinh thường xuyên hoặc dùng nhiều loại dung dịch vệ sinh khác nhau cùng lúc vì dễ làm kích ứng âm hộ.
- Những chất có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng không nên được sử dụng để vệ sinh vùng kín.
Vệ sinh vùng kín là việc không thể thiếu trong quy trình chăm sóc cơ thể hàng ngày của chị em. Các bước vệ sinh vùng kín đúng cách bạn cần biết sẽ giúp chị em tự tin hơn và thực hiện hiệu quả hơn trong việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, giúp nâng cao sức khỏe sinh dục, phòng tránh viêm phụ khoa và những biến chứng nguy hiểm của nó.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Các triệu chứng sau bơm IUI 5 - 7 ngày Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu sau 9 ngày chuyển phôi có thể gặp Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Co bóp tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Dấu hiệu AMH thấp là gì ? Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Cách thức chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Chào bác sĩ ạ. Hiện em đã sinh được hơn 4 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đặt vòng tránh thai có được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. Thứ Hai, 04/09/2023, 12:00
- Sinh mổ lần 2 có đau hơn không? Cần lưu ý điều gì? Thứ Hai, 04/09/2023, 10:00
- Bất sản âm đạo ở trẻ sơ sinh Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Làm gì sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Khi nào nên dùng thuốc chống nghén cho bà bầu? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ sinh con ở tuổi trung niên Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00