CẨM NANG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:00
Chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách
Hướng dẫn cách chăm sóc mẹ và em bé sau khi sinh con
I. CHĂM SÓC MẸ
✔️ 1. Theo dõi sản dịch.
- Bình thường sản dịch có màu đỏ như kinh nguyệt, mùi tanh nồng, kéo dài khoảng 7 ngày, sau đó ít dần, chuyển sang màu hồng nhạt, sau khoảng 4 tuần thì hết hẳn.
- Sau 4 tuần thì có thể có kinh nguyệt trở lại, máu ra như kinh nguyệt thường kỳ. Chú ý dùng biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sớm sau sinh.
✔️ 2. Vết khâu tầng sinh môn và vết mổ:
- Không kiêng tắm và gội đầu.
- Vết khâu sẽ liền sẹo sau khoảng 7 ngày: rửa, vệ sinh bằng Betadine. Nếu đau: uống giảm đau Efferalgan 500mg x 2 viên. Sau 6 giờ có thể uống nhắc lại 1 lần nếu cần. Ngày uống không quá 4 lần.
✔️ 3. Ăn uống và nghỉ ngơi.
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày.
- Ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ các chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống 3 lít nước/ ngày để đảm bảo đủ sữa và tránh táo bón.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
- Uống viên sắt và các loại vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
- Vận động nhẹ nhàng, không cần bất động, không gen bụng sớm trước 1 tháng.
- Đảm bảo thời gian ngủ 7 – 8 tiếng một ngày.
Lưu ý:
- Không sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, café, thuốc lá…
- Không nên ăn các loại hoa quả chua trong tháng đầu sau sinh.
✔️ 4. Cần tái khám bác sĩ khi:
- Sản dịch ra quá ít, đau bụng nhiều, sản dịch có mùi hôi.
- Nếu sau 7 ngày đã hết sản dịch rồi đột ngột ra máu nhiều đỏ tươi.
- Sốt >38 độ C, rét run, đái buốt.
- Vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ sưng tấy, chảy dịch, đau nhiều.
- Vú căng đau tức.
✔️ 5. Thủ tục lấy giấy chứng sinh.
- Sản phụ mổ đẻ sau khi thanh toán ra viện.
- Sản phụ đẻ thường khi đi khám 4 ngày sau sinh cho con.
- Khi đến lấy giấy chứng sinh cần phải mang theo sổ hộ khẩu có tên mẹ và có chứng minh nhân dân của mẹ.
✨II. CHĂM SÓC BÉ.
✔️ 1. Vệ sinh, môi trường.
-Nhiệt độ phòng cho bé tốt nhất trong khoảng 26 – 27độ C .
- Tắm cho bé hàng ngày (nhiệt độ nước 37 độ C, thân bé ngập trong nước).
- Vệ sinh rốn cho bé bằng cồn 70 độ và gạc vô trùng. Rốn sẽ rụng sau sinh khoảng 7 – 12 ngày (cá biệt có bé lên đến 3 tuần). Với phương pháp cắt rốn thì 2 thì chỉ cần vệ sinh rốn bằng cồn mà không cần chờ đợi rốn rụng.
- Massage cho bé trước hoặc sau khi tắm giúp bé dễ chịu, ngủ ngon.
- Tắm nắng cho trẻ hàng ngày.
✔️ 2. Nuôi dưỡng.
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Bú theo nhu cầu của trẻ, trẻ trực tiếp mút vú mẹ là tốt nhất.
- Thường xuyên massage vú, vắt sữa để tránh tắc sữa và áp xe vú.
- Nếu bé nôn trớ nhiều, bỏ bú, vàng da tăng lên thì cho bé khám lại ngay.
- Bé đi ngoài 6- 8 lần 1 ngày, phân hoa cà hoa cải nếu bú mẹ hoàn toàn.
- Rửa vệ sinh cho bé bằng nước ấm khi bé đi ngoài hoặc 2 lần 1 ngày để tránh hăm tã.
- Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ: Cân nặng tăng trung bình lên 500 – 600 gr/1 tháng trong 6 tháng đầu (150gr – 200gr/ tuần) hoặc theo dõi lượng nước tiểu của trẻ hàng ngày (6 – 8 lần/ ngày).
✔️ 3. Tái khám và phòng bệnh.
- Khám lại vào ngày thứ 4 sau sinh để phát hiện vàng da sơ sinh cần điều trị
- Đo thính lực cho bé phát hiện khiếm thính.
- Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện 3 bệnh nguy hiểm mà lâm sàng khó phát hiện (Suy giáp bẩm sinh, Thiếu men G6PD, Tăng sản thượng thận bẩm sinh).Thời gian xét nghiệm: sớm nhất sau 72 giờ, muộn nhất sau 3 tuần tuổi.
- Cho bé uống vitamin D3 theo đơn của bác sỹ.
- Tiêm phòng lao (BCG) cho bé.
- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ (theo lịch tiêm chủng).
Nguồn : Bệnh viện 108
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
- Phụ nữ cần chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai Thứ Ba, 07/05/2024, 00:00
- Bà bầu có thể làm gì để sinh thường? 6 lời khuyên cần thiết cho tam cá nguyệt thứ ba Thứ Sáu, 03/05/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
Các tin khác
- Sức khoẻ răng miệng khi có thai Thứ Bẩy, 02/08/2014, 00:00
- Hiện tượng đa thai Thứ Sáu, 27/06/2014, 00:00
- Những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén - Xác định sự mang thai Thứ Sáu, 20/06/2014, 00:00
- Những điều cần kiểm tra trước khi mang thai Thứ Tư, 18/06/2014, 00:00
- Chửa ngoài tử cung Thứ Bẩy, 14/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Triệu chứng và hướng xử trí, dự phòng Thứ Sáu, 13/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng Thứ Năm, 12/06/2014, 00:00
- Chửa trứng Thứ Tư, 11/06/2014, 00:00
- Sẩy thai liên tiếp - Nguyên nhân và điều trị Thứ Hai, 09/06/2014, 00:00
- Bệnh tiểu đường và thai nghén Thứ Ba, 03/06/2014, 00:00
- Bệnh cúm và phụ nữ mang thai Thứ Sáu, 23/05/2014, 00:00
- Quan hệ tình dục khi mang thai Thứ Tư, 21/05/2014, 00:00