Bệnh đái tháo đường thai kỳ – Mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ Thứ Hai, 10/04/2023, 15:00
Đái tháo đường thai kỳ được biết đến và cảnh báo nhiều với các thai phụ. Hầu như mang thai ai đi khám cũng được nghe bác sĩ nói về chứng bệnh này. Vậy đái tháo đường thai kỳ là gì, tại sao nó lại nguy hiểm, có cách gì phòng ngừa bệnh lý này hay không?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể lúc mang thai. Nó được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Có khoảng 5-6% các phụ nữ mang thai ở Việt nam bị đái tháo đường thai kỳ.
Không giống như bệnh lý đái tháo đường thông thường có nguyên nhân từ việc tuyến tụy không sản xuất hay sản xuất không đủ insulin, đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý thai kỳ thoáng qua, xảy ra do những hóc môn kích thích mà bánh nhau tạo ra trong giai đoạn mang thai. Những hóc môn này chính là tín hiệu kích thích để chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ được truyền sang thai nhi, cũng như khiến thai phụ thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường. đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ về kiểm soát đường máu thì cơ bản giống nhau.
Kiểm soát đường huyết ổn định đóng vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bầu cần tuân thủ tốt chế độ ăn hay lịch uống thuốc, tiêm thuốc cũng như luyện tập trong quá trình theo dõi và điều trị. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân, hay nguy cơ, cách điều trị theo dõi tiểu đường thai kỳ ở phần tiếp sau nhé.
Yếu tố nguy cơ của tiểu đường thai kỳ
Biết được các yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu phòng tránh hay theo dõi từ sớm tránh những biến chứng của thai kỳ. Vậy những mẹ bầu nào có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ?
Các yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ cũng được chia ra 3 nhóm với mức nguy cơ cao, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình cụ thể:
- Nhóm nguy cơ cao:
- Béo phì BMI >25 ( BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao(m)* Chiều cao(m))
- Bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước
- Tiền sử gia đình( bố, mẹ bị tiểu đường), sinh con to trước đó (nặng hơn > 4kg)
- Cân nặng thai to hơn so với tuần tuổi của lần mang thai hiện tại,
- Hiện có đường trong nước tiểu
- Đã từng bị sẩy thai, thai lưu…
- Nhóm nguy cơ thấp:
- Dưới 25 tuổi, thuộc chủng tộc có nguy cơ thấp( da trắng)
- Không có tiền sử gia đình
- Cân nặng trước khi có thai bình thường và tăng cân ít trong thai kỳ
- Không có tiền sử bất thường sản khoa
- Nhóm nguy cơ trung bình: không thuộc nhóm nguy cơ thấp hay cao.
Những mẹ bầu có những yếu tố nguy cơ cao trên cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ sớm như lần đầu tiên khám thai. Nếu thuộc nhóm nguy cơ thấp và trung bình thì làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24-28 thai kỳ ( giai đoạn này cơ thể người mẹ bị kháng Insulin cao nhất).
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng cách nào?
Khi nào bạn cần kiểm tra đái tháo đường thai kỳ?
- Tất cả các phụ nữ có thai cần được đánh giá nguy cơ bị đái tháo đường ở lần khám thai đầu tiên.
- Chỉ định làm nghiệm pháp tăng đường huyết tùy thuộc mức độ nguy cơ của sản phụ.
Trường hợp có một trong các yếu tố nguy cơ cao như đã nói ở mục trên thì chỉ định làm nghiệm pháp tăng đường huyết sớm hơn vào lần khám sản khoa đầu tiên của thai kỳ. Nếu kết quả nghiệm pháp bình thường thì nên làm lại lần thứ 2 ở tuần 24-28 của thai kỳ.
Những trường hợp sản phụ không nằm ở nhóm nguy cơ trên sẽ được chỉ định làm nghiệm pháp tăng đường huyết ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.
Nguồn Procare VN
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Thắc mắc: Đồ ăn cay ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào? Thứ Hai, 10/04/2023, 13:26
- Bà bầu ăn cay khi mang thai: nên hay không nên? Thứ Hai, 10/04/2023, 13:00
- “Bật mí” đàn ông có thích phụ nữ tẩy lông vùng kín hay không? Thứ Năm, 06/04/2023, 17:00
- 13 mẹo cai thuốc lá tốt nhất từ trước đến nay Thứ Năm, 06/04/2023, 15:00
- 4 cách 'dọn cỏ' vùng kín ở nam giới và lời khuyên của chuyên gia Thứ Năm, 06/04/2023, 14:00
- Giải đáp thắc mắc: Mới có thai nên kiêng gì? Thứ Năm, 06/04/2023, 14:00
- Con trai có cần dọn lông vùng kín không? Thứ Năm, 06/04/2023, 13:00
- Tại sao hút thuốc lại có tác động liên quan tới sinh lý ở nam giới? Thứ Hai, 03/04/2023, 18:00
- Những tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới Thứ Hai, 03/04/2023, 17:00
- Bệnh về tinh hoàn thường gặp và những triệu chứng phổ biến Thứ Hai, 03/04/2023, 15:00
- Cấu tạo tinh hoàn nam giới và chức năng Thứ Năm, 30/03/2023, 20:00
- Khi đi khám nam khoa bạn cần lưu ý điều gì? Thứ Năm, 30/03/2023, 16:00