Bác sĩ tư vấn: Lưu ý gì trước khi đi khám nam khoa? Thứ Tư, 19/04/2023, 00:00
Lưu ý gì trước khi đi khám nam khoa hẳn là thắc mắc của rất nhiều nam giới. Bởi không giống phụ nữ, nam giới thường ít quan tâm đến vấn đề kiểm tra sức khỏe sinh lý - sinh sản. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ liệt kê những lưu ý quan trọng trước khi đi khám nam khoa mà các quý ông nhất định cần biết.
1. Khám nam khoa là gì? Khi nào nên đi khám nam khoa?
Khá nhiều nam giới còn mơ hồ không biết khám nam khoa là gì cũng như thời gian hợp lý để đi khám là lúc nào. Vì vậy, trước khi tìm hiểu xem cần lưu ý gì trước khi đi khám nam khoa, MEDLATEC sẽ đề cập một chút về hình thức khám này.
Khám nam khoa là gì?
Khám nam khoa được hiểu đơn giản là việc thăm khám, kiểm tra những vấn đề liên quan đến chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản của nam giới. Trên cơ sở này, các bác sĩ có thể kịp thời phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục nam. Từ đó, có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi nào nên đi khám nam khoa?
Giống như khám sức khỏe định kỳ, khám nam khoa nên được thực hiện 6 tháng/lần. Những người làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại hoặc những ai thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong cuộc sống thì nên khám nam khoa thường xuyên hơn.
Cần nắm được phải lưu ý gì trước khi đi khám nam khoa
Đặc biệt, khi cơ thể xuất hiện những bất thường dưới đây thì nhất thiết phải đi khám nam khoa nhanh chóng:
-
Chảy dịch ở miệng sáo.
-
Cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu.
-
Tiểu lắt nhắt, nhỏ giọt.
-
Bí tiểu, khó tiểu, tiểu ra mủ hoặc ra máu.
-
Xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, liệt dương,…
-
Bao quy đầu hẹp, bao quy đầu dài, dương vật bị viêm nhiễm, tinh hoàn bị sưng đau, tinh hoàn có kích thước bé, chỉ sờ thấy 1 bên tinh hoàn,…
-
Xuất hiện các triệu chứng nghi lây nhiễm bệnh qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai,…
-
Kết hôn đã lâu mà chưa có em bé dù không áp dụng biện pháp tránh thai.
2. Khám nam khoa bao gồm những gì?
Khi khám nam khoa, bác sĩ sẽ khám bộ phận sinh dục nam và chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tùy từng trường hợp để phát hiện các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng cương cứng và xuất tinh của dương vật,… Thực tế, quy trình khám nam khoa sẽ nhiều bước hơn, cụ thể như sau:
Kiểm tra tổng quát
Tương tự như các hạng mục khám sức khỏe khác, bước đầu tiên khi khám nam khoa là kiểm tra tổng quát hay còn gọi là khám lâm sàng. Lúc này, nam giới sẽ được lấy các chỉ số sức khỏe, bao gồm cân nặng, huyết áp, nhịp tim, tình trạng sức khỏe phổi.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ khai thác yếu tố gia đình, tiền sử bệnh, các loại thuốc điều trị đã sử dụng. Cuối cùng là kiểm tra ổ bụng để phát hiện bất thường gì không, chẳng hạn như khối u, thoát vị bẹn.
Trước khi khám, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh tật, tình trạng hôn nhân,…
Khám riêng bộ phận sinh dục
Đây là bước quan trọng trong quy trình khám nam khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận bộ phận sinh dục, bao gồm dương vật và tinh hoàn. Điều này giúp phát hiện được các tổn thương phía ngoài, đặc biệt là dấu hiệu của bệnh xã hội. Ngoài ra, cũng dễ dàng phát hiện tinh hoàn có bị ẩn hay không, xuất hiện khối u bất thường hay không.
Bên cạnh thắc mắc lưu ý gì trước khi đi khám nam khoa thì có lẽ rất nhiều nam giới cảm thấy ngại ngần ở khâu khám bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, việc kiểm tra này diễn ra nhanh, và chỉ khám với riêng bác sĩ. Vì thế, nam giới nên giữ tâm lý thoải mái và làm theo hướng dẫn của bác sĩ là được.
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Các xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh và chuẩn xác bệnh, từ đó, nam giới có thể biết chính xác tình trạng bệnh của mình. Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau khi khám nam khoa:
-
Xét nghiệm máu và nước tiểu và dịch niệu đạo.
-
Xét nghiệm tinh dịch đồ.
-
Đánh giá hormone sinh dục.
-
Trường hợp kết quả xét nghiệm có hoài nghi, bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tinh hoàn, siêu âm ổ bụng,..., chụp X-quang vùng chậu.
Bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết khi khám nam khoa
3. Lưu ý gì trước khi đi khám nam khoa?
Để quá trình thăm khám, kiểm tra diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, nam giới cần lưu ý đến những vấn đề sau trước khi đi khám.
Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục
Trước khi đi khám, vùng kín nên được vệ sinh sạch sẽ. Lưu ý là không nên cọ rửa quá kỹ hay sử dụng dung dịch rửa có tính tẩy mạnh. Chỉ cần vệ sinh như bình thường nhằm loại bỏ cặn bựa sinh dục và mùi hôi cơ thể là được. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong quá trình thăm khám, kiểm tra bộ phận sinh dục.
Kiêng xuất tinh từ 3 - 5 ngày trước khi đi khám
Với những vấn đề liên quan đến chức năng sinh lý, sinh sản như rối loạn cương dương, liệt dương, vô sinh, hiếm muộn,… thì trước khi đi khám, nên kiêng xuất tinh. Thời gian kiêng khoảng 3 - 5 ngày. Trong thời gian này, nam giới không nên quan hệ tình dục hoặc thủ dâm.
Trước khi khám 3 - 5 ngày, nam giới nên kiêng xuất tinh
Hạn chế uống nhiều nước
Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường khi đi tiểu, nghi bị viêm nhiễm đường tiết niệu thì nam giới sẽ phải nhịn tiểu trong 8 giờ đồng hồ để thực hiện xét nghiệm. Do đó, nên hạn chế uống nhiều nước trong thời gian này để tránh cảm giác mắc tiểu, căng tức bụng.
Giữ tâm lý thoải mái, cởi mở
Điều này là rất quan trọng, bởi nhiều người có tâm lý e ngại, lúng túng khi khám vùng dưới cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ mọi thắc mắc của mình với bác sĩ. Tất cả các bác sĩ đều sẵn lòng giải đáp thắc mắc của bệnh nhân, do đó, hãy hỏi một cách từ tốn, ngắn gọn để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ.
Ngoài ra, nếu thực hiện các xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới sẽ được yêu cầu lấy tinh dịch bằng cách thủ dâm. Lúc này, cần tránh căng thẳng, áp lực, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất tinh.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Quần áo rộng rãi vừa đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, vừa thuận tiện trong quá trình thăm khám.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Những đặc điểm thú vị nên lưu ý về dương vật tuổi dậy thì Thứ Ba, 18/04/2023, 00:00
- Hiểu hơn về quy trình khám nam khoa và lưu ý cần thiết Thứ Ba, 18/04/2023, 00:00
- Đồng tính nam: đôi lời tâm sự của chuyên gia về sức khỏe nam khoa Thứ Ba, 18/04/2023, 00:00
- Liệu rằng quan hệ hậu môn có hại hay không? Thứ Ba, 18/04/2023, 00:00
- Điểm G của đàn ông nằm ở đâu - 4 vị trí chị em nên biết! Thứ Sáu, 14/04/2023, 00:00
- Cách làm trắng vùng kín siêu đơn giản bạn gái nào cũng nên biết Thứ Sáu, 14/04/2023, 00:00
- Giải thích nguyên nhân khiến nữ giới hay bị thâm vùng kín tuổi dậy thì Thứ Sáu, 14/04/2023, 00:00
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1 có nguy hiểm không cách điều trị là gì? Thứ Sáu, 14/04/2023, 00:00
- Có bầu cho con bú có sao không và những lưu ý về dinh dưỡng Thứ Sáu, 14/04/2023, 00:00
- Lần đầu hẹn hò nên mặc gì? Bí kíp lên đồ ghi điểm tuyệt đối Thứ Năm, 13/04/2023, 12:00
- Cổ tử cung cao có gây ảnh hưởng cho khả năng mang thai không? Thứ Tư, 12/04/2023, 00:00
- Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Thứ Tư, 12/04/2023, 00:00