Áp lực học tập quá mức, phá hoại tư duy con trẻ Thứ Ba, 28/06/2022, 00:00
GS.TS. Tâm lý học Nguyễn Ngọc Phú lưu ý các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ đừng bao giờ gây áp lực học tập quá mức, chú ý động viên tinh thần của trẻ, tạo tâm lý thoải mái, giúp trẻ chủ động tiếp nhận tri thức trong sách vở một cách thoải mái nhất.
Tạo tâm lý học tập thoải mái cho trẻ
GS.TS. Tâm lý học Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho rằng, áp lực học tập có thể gặp ở mọi cấp học, lứa tuổi.
Tuy nhiên, độ tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là tuổi vị thành niên - những học sinh đang học 2 và cấp 3. Bởi ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu thay đổi nhận thức, có quan điểm và chính kiến riêng, vì thế khi bố mẹ áp đặt các con phải làm theo ý mình thì trẻ dễ phản ứng lại, thậm chí là phản ứng gay gắt và có thể gây ra hậu quả đau lòng.
GS.TS. Tâm lý học Nguyễn Ngọc Phú cho biết, các nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ tuổi học đường đã đi đến kết luận, nếu áp lực học tập ở mức độ vừa phải (nội dung học tập vừa sức trẻ, không có các áp lực thúc đẩy quá sức trẻ...) sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, kết quả học tốt hơn, nhanh thuộc bài hơn.
Trong trường hợp ngược lại, có thể sẽ dẫn trẻ đến các căng thẳng quá mức, quá sức chịu đựng của cơ thể (còn gọi là các căng thẳng cực trị và siêu cực trị) sẽ phá hoại tư duy của trẻ, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh, giảm hoạt động trao đổi chất của cơ thể và đó là nguyên nhân xuất hiện các rối loạn tâm thần, các chứng trầm cảm khác nhau ở trẻ.
Các thầy cô giáo, các bậc bố mẹ cần hết sức lưu ý điều này: Với trẻ, đừng bao giờ gây áp lực học tập quá mức, chú ý động viên tinh thần của trẻ, tạo tâm lý thoải mái, giúp trẻ chủ động tiếp nhận tri thức trong sách vở một cách thoải mái nhất.
GS.TS. Tâm lý học Nguyễn Ngọc Phú cho biết 4 đặc trưng của trầm cảm là:
- Rối loạn tâm lý theo kiểu ngưng trệ, ủ rũ, không muốn gặp ai, muốn ở một mình;
- Ức chế hoạt động, đôi khi bất động, ngồi im, không muốn nhúc nhích chân tay...;
- Có những biến đổi sinh lý, xuất hiện việc thừa hoặc thiếu một số chất dẫn truyền thần kinh, mặt mày ủ rũ, biến sắc;
- Và điều rất quan trọng cần để ý là, trong một số trường hợp hiếm thấy là có ý muốn tự sát, tự tử.
Phát hiện sớm các tổn thương tâm lý ở trẻ
TS.BS. Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên (BV Nhi Trung ương) khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần chú ý đến từng biểu hiện, chi tiết nhỏ của con để có thể nhận ra sớm khi trẻ bị ảnh hưởng, tổn thương tâm lý và tâm thần do áp lực học tập. Theo đó, khi trẻ bị tổn thương tâm lý, rối loạn cảm xúc thường có biểu hiện buồn chán, lo âu, căng thẳng, thất vọng.
Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng trẻ tìm lý do để nghỉ học, trốn học hoặc khi học thì không tập trung… Khi đó, nếu bố mẹ không có hướng tiếp cận hợp lý, quát mắng, bắt ép... có thể càng khiến trẻ bị áp lực, trầm cảm, thậm chí có ý tưởng tự sát hoặc cố ý thực hiện hành vi này.
Để giải quyết được căng thẳng, áp lực tâm lý, học tập cho trẻ, BS. Loan cho rằng, phụ huynh cần thay đổi tư duy và suy nghĩ. Không gây áp lực thành tích học tập cho trẻ, không ép buộc trẻ học theo sự áp đặt của bố mẹ. Tốt nhất để trẻ học tập theo khả năng và sở thích, phụ huynh chỉ định hướng cho trẻ theo từng độ tuổi, cấp học.
Ngoài ra, đối với các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi vị thành niên, trong cuộc sống hàng ngày nên coi mình là "bạn" của con, luôn dành thời gian lắng nghe con tâm sự, chia sẻ… từ đó mới có thể thấu hiểu, hướng dẫn cho con đi đúng hướng nhất.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Cuộc đời của người đàn ông từng là trẻ bụi đời Thứ Ba, 21/06/2022, 00:00
- Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng dự phòng bằng vaccine đậu mùa không? Thứ Ba, 21/06/2022, 00:00
- Nghề "ngồi bàn giấy" không chỉ có màu hồng, dân công sở đối mặt với vô vàn áp lực Thứ Ba, 21/06/2022, 00:00
- Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ và những tác hại khôn lường Thứ Tư, 15/06/2022, 00:00
- Một số nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu thai kì Thứ Tư, 15/06/2022, 00:00
- WHO: Đậu mùa khỉ chưa là tình trạng khẩn cấp sức khỏe Thứ Tư, 15/06/2022, 00:00
- Thời điểm tế bào ung thư vú âm thầm di căn Thứ Tư, 15/06/2022, 00:00
- Stress trong thi cử - cách nào giúp sĩ tử mùa thi? Thứ Ba, 14/06/2022, 00:00
- Có nên cắt bao quy đầu trước khi lấy vợ để tăng bản lĩnh đàn ông Thứ Ba, 14/06/2022, 00:00
- Những thời điểm các cặp đôi không nên làm chuyện ấy" Thứ Ba, 14/06/2022, 00:00
- Đàn ông uống nhiều rượu bia, tinh trùng bị biến dạng Thứ Ba, 14/06/2022, 00:00
- Những điều các cặp đôi nên cân nhắc trước khi "sống thử" Thứ Sáu, 10/06/2022, 00:00