1. Thảo luận về lý do chuyển đến cùng nhau
Chỉ vì điều gì đó có ý nghĩa từ góc độ tiền bạc không có nghĩa đó là quyết định đúng đắn. Mặc dù việc chia tay với người không phải là vợ/chồng không phức tạp về mặt pháp lý như ly hôn, nhưng nó có thể gây đau đớn về mặt tình cảm và bất lợi về tài chính. Đừng đưa ra quyết định một cách nông nổi. Hãy tự hỏi bản thân trước khi bắt đầu sống thử xem bạn có đang làm việc này vì nó mang lại ý nghĩa sâu sắc cho mối quan hệ của bạn hay không. Cả hai bạn đã sẵn sàng để thực hiện hành động này hay đã có áp lực nào từ bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định? Bất cứ khi nào bạn đưa ra những lựa chọn quan trọng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi biết mình có một mục đích, một “lý do” cho sự bắt đầu để luôn nhắc nhở bản thân.
2. Thấu hiểu mong muốn của nhau
Trong nhiều trường hợp, các cặp vợ chồng đi vào suy nghĩ rằng họ hiểu đối phương của họ muốn gì và mong đợi gì từ quyết định này, và rồi nhận ra rằng đã có nhiều điều họ chưa từng xem xét. Nếu người yêu của bạn không có cùng kỳ vọng với bạn, nhiều cuộc tranh cãi và các vấn đề lớn có thể nảy sinh. Hãy ngồi xuống bàn luận với nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đừng che giấu cảm xúc của bạn. Chỉ cần coi đây là một cuộc trò chuyện bình thường để cả hai cảm thấy thoải mái khi bày tỏ hy vọng và mục tiêu của mình cho mối quan hệ.
3. Nói chuyện về tài chính
Có thể sẽ rất khó khăn cho bạn khi biết người ấy của mình đang nợ nần chồng chất, nhưng bạn sẽ bớt đi phần nào lo lắng khi biết về điều đó trước khi chuyển vào ở chung. Hai người nên chia sẻ về tình trạng tài chính hiện tại của nhau: điểm tín dụng, các khoản nợ chưa thanh toán, thu nhập, chi phí và số tiền bạn có thể chi trả cho căn nhà mới. Chi phí nhà ở nên ở mức bao nhiêu phần trăm thu nhập? Sử dụng danh sách này cho cuộc nói chuyện về tiền bạc của hai bạn. Nếu bạn đang đưa ra các quyết định tài chính lớn cùng nhau, hãy xem xét việc soạn ra một thỏa thuận chung sống, một thỏa thuận pháp lý cung cấp cho mỗi người sự bảo vệ nếu một trong hai người qua đời hoặc chia tay.
4. Xác định cách bạn sẽ phân chia các khoản chi tiêu trong gia đình
Hãy nghĩ xem ai phải chịu trách nhiệm cho những hóa đơn gia đình - cả từ việc thực sự quản lý những hóa đơn đó và nhận thanh toán đúng hạn mỗi tháng. Tạo một bảng tính về tất cả các chi phí có thể có mà bạn dự trù, chẳng hạn như tiền điện nước, hàng tạp hóa và chăm sóc vật nuôi. Sau đó, chia chúng ra, ghi rõ phần trăm mà mỗi người sẽ trả cho các danh mục khác nhau để có sự thống nhất.
5. Thống nhất về vị trí của căn nhà hai bạn lựa chọn
Các cặp đôi thường nói về vấn đề này sau khi quyết định dọn về sống chung, và sau đó hối hận vì chưa thực sự dành thời gian suy nghĩ về điều này. Hỏi người ấy của bạn xem họ có sở thích đặc biệt nào hay không và xác định nơi cả hai sẵn sàng thống nhất. Tìm hiểu sớm về địa điểm có thể tốt cho cả nhu cầu của bạn và nửa kia, cũng như địa điểm nào hai bạn cảm thấy thoải mái để chi trả.
6. Chuẩn bị cho điều tốt, điều xấu và điều xấu nhất
Luôn có những ưu và khuyết điểm khi chuyển đến sống với ai đó. Mặt khác, bạn có thể thấy vô cùng thuận tiện khi luôn có người yêu của mình bên cạnh và họ có thể là những người bạn cùng phòng ngăn nắp và tôn trọng. Mặt khác, họ có thể có những thói quen khó chịu như ngủ ngáy hay không xả nước mỗi lần đi vệ sinh. Đôi khi, có những điều bạn sẽ không biết cho đến khi thực sự sống chung với nhau, nhưng nếu bạn nghĩ về những gì có thể có và hiểu rõ điểm tốt và cả điểm xấu của đối phương trước đó, bạn sẽ chuẩn bị được tinh thần để chấp nhận những tình huống khó khăn./.