Bạn thường nghỉ ngơi suốt cả tuần mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt vì sợ cơ thể mình sẽ mệt nếu tập luyện? Thật ra, bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ để cảm thấy dễ chịu và khỏe đẹp hơn đấy!
9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp bạn dễ chịu hơn Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
Bạn có thể tạm thời nghỉ tập luyện nếu bị đau nhức cơ hay cảm thấy thực sự không khỏe trong người. Tuy nhiên, nếu bạn cho phép bản thân nghỉ ngơi nguyên tuần chỉ vì đang trong kỳ kinh nguyệt thì thực sự không nên. Khi ấy, bạn đã bỏ qua rất nhiều lợi ích nhờ việc tập thể dục trong ngày đèn đỏ.
Nghỉ tập khi đến tháng sẽ không chỉ làm xáo trộn lịch trình tập luyện của bạn mà còn khiến bạn bỏ qua rất nhiều lợi ích như giúp giảm cơn co thắt kinh nguyệt, đau lưng, đầy bụng và nhiều triệu chứng khó chịu khác trong những “ngày ấy”.
Nếu biết cách chọn bài tập phù hợp, bạn hoàn toàn có thể duy trì lịch tập luyện của mình mà không cần phải nghỉ liên tục 5 – 7 ngày cho hết hẳn kinh nguyệt. Dưới đây là 9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo.
1. Bài tập cardio
Cardio là những bài tập tốt cho nhịp tim, giúp cơ thể điều hòa nhịp tim. Đi bộ, chạy bộ hay các bài tập cardio phổ biến khác đều giúp ích cho kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra nhẹ nhàng hơn. Các endorphin giải phóng khi tập các bài tập này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi, đỡ đau bụng, giảm đau đầu cũng như tránh bị chuột rút. Không chỉ vậy, tâm trạng của bạn còn có thể thấy vui vẻ hơn.
Nếu bạn thực sự thấy mệt mỏi vì kỳ kinh nguyệt thì có thể cho phép bản thân nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ rồi hãy trở lại với lịch tập luyện sau nhé.
2. Bài tập HIIT
Bài tập HIIT hay còn gọi là bài tập thể lực cường độ cao ngắt quãng cũng rất có lợi cho ngày đèn đỏ. Nếu được thì thay vì tập cardio truyền thống, bạn nên tập luyện cường độ cao (HIIT) vì đây là thời điểm cơ thể dễ dàng tiêu hao năng lượng hơn cả.
Khi bắt đầu chu kỳ, mức estrogen và progesterone trong cơ thể bạn sẽ bị giảm xuống. Do đó, cơ thể phụ nữ có thể hấp thu carbohydrate hay glycogen dễ dàng hơn giai đoạn mà lượng estrogen tăng cao.
Bạn sẽ dễ dàng giảm mỡ bụng nếu bạn luyện tập với cường độ cao trong kỳ kinh nguyệt, do đó bạn không nhất thiết phải bỏ qua bài tập HIIT trong ngày đèn đỏ.
3. Bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ: Nhảy múa
Những vận động theo điệu nhạc có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Ngày đèn đỏ mà rơi vào ngày nghỉ tại nhà thì bạn đừng chần chờ mà hãy bật nhạc lên và nhảy múa để thư giãn nhé. Những chuyển động tự do sẽ giúp các khớp xương được linh hoạt hơn, đồng thời xua tan cảm giác khó chịu ngày đèn đỏ.
Các bài tập nhảy giúp bạn cải thiện tâm trạng đồng thời đốt cháy calo hiệu quả. Chỉ cần bạn nhảy zumba trong 1 giờ thì sẽ có thể tiêu hao đến 600 calo.
4. Bài tập tạ
Lượng estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt của bạn là thấp nhất. Điều đó khiến bạn cảm thấy dồi dào năng lượng hơn khi nâng tạ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không nên nâng tạ quá nặng. Nguyên nhân là sức nặng dồn vào trọng tâm cơ thể dễ khiến bạn có nguy cơ bị chuột rút.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong suốt kỳ kinh nguyệt thì hãy giảm cường độ luyện tập cũng như áp dụng hình thức tập phù hợp nhằm tránh bị chấn thương nhé.
5. Bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ: Bài tập giãn cơ
Bài tập giãn cơ như duỗi người có thể giúp cơ của bạn giãn ra và giảm chuột rút. Động tác duỗi người khi bạn đưa đầu gối hướng về phía ngực ở tư thế đứng hoặc nằm có thể giảm bớt cơn đau cho bạn trong ngày đèn đỏ. Lưu ý rằng bạn cần hít thở sâu bằng bụng để giảm sự co cơ đồng thời cung cấp không khí đến các cơ quan trong cơ thể.
Bạn hãy co duỗi cơ thể một cách từ từ, tránh để căng cơ quá mức và giữ nguyên trạng thái như vậy trong khoảng 20 – 30 giây là được.
6. Bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ: Bơi lội
Thư giãn ở dưới bể bơi là cách đơn giản để bạn không bị chuột rút và đồng thời cũng cho phép bạn vận động, di chuyển nhẹ nhàng. Bơi lội có khả năng làm tăng sự lưu thông máu trong cơ thể, giảm tình trạng chuột rút hiệu quả. Điều này có khả năng giúp các khớp trở nên linh hoạt và giải phóng áp lực cho phần lưng dưới.
Nếu bạn bị chuột rút nghiêm trọng và cảm thấy trong người khó thở thì bạn nên bỏ qua lịch tập bơi lội.
7. Hít thở sâu
Bạn có thể hít thở sâu trong trạng thái bình thường hoặc trong tư thế thiền hay yoga. Bài tập hít thở sâu này sẽ giúp bạn giảm sự đau đớn do chuột rút. Hít thở sâu giúp cả cơ thể bạn được thư giãn, bao gồm cả cơ ở tử cung là nơi diễn ra quá trình hành kinh để đẩy máu ra ngoài.
Bài tập hít thở sâu sẽ giúp làm giảm tình trạng chuột rút vì tình trạng này là do sự co thắt cơ tử cung gây nên.
8. Bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ: Bài tập yoga
Nhiều tư thế yoga giúp kéo giãn phần lưng dưới và các cơ xung quanh xương chậu, là nơi thường co thắt khi bạn có kinh nguyệt. Hít thở sâu kết hợp với các động tác yoga cũng giúp thư giãn cơ bắp làm bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn trong những ngày đèn đỏ.
Thói quen tập yoga thường xuyên sẽ giúp bạn giảm lo lắng, tức giận hay trầm cảm, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nguồn Hello Bacsi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Tắc tia sữa: nguyên nhân và biểu hiện nhận biết Thứ Sáu, 19/01/2024, 11:00
- Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman) là gì và có chữa được không? Thứ Năm, 18/01/2024, 11:00
- Mang thai là một sự kiện có thể thay đổi tâm lý phụ nữ Thứ Ba, 16/01/2024, 23:00
- Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nữ giới Thứ Ba, 16/01/2024, 12:00
- Tại sao mẹ bị tắc tia sữa ra máu? Khi bị như vậy phải làm sao? Thứ Sáu, 12/01/2024, 13:00
- 4 điều phụ nữ cần lưu ý khi vừa hết kỳ 'đèn đỏ' Thứ Năm, 11/01/2024, 13:00
- 5 nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú Thứ Năm, 11/01/2024, 13:00
- Sau thắt ống dẫn tinh có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Nhận biết và xử trí những dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ sau sinh Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Cách đơn giản giúp bảo vệ tuyến tiền liệt khỏe mạnh Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Tuổi 'teen' cần biết 4 cách tránh mang thai ngoài ý muốn tốt nhất Thứ Ba, 09/01/2024, 00:00