11 điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
Theo thống kê, có từ 2 - 10% mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ . Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng cho mẹ và con. Mẹ bầu mang thai từ tuần thai thứ 24 – 28 là thời điểm xuất hiện bệnh.
1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.
Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường,... là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.
3. Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?
Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường:
- Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
- Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,...
- Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
- Nước tiểu có nhiều kiến bâu,...
4. Đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai
- Tiền sử gia đình có trên 30: Thừa cân, béo phì.
- Chỉ số cơ thể ( BMI) trên 30: Thừa cân, béo phì.
- Tuổi trên 25
- Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Trước đây đã sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
5. Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ là gì?
Khi lượng insulin sản sinh không đủ sẽ dẫn đến đường trong máu tăng cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ
- Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh,...
- Khó sinh: Đường trong máu của mẹ sẽ truyền sang bé, làm tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn bình thường để sản xuất thêm insulin. Điều này dẫn đến phân thân trên của bé – vai phát triển nhanh trong thai kỳ. Một số trường hợp có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.
- Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
10. Quá trình xét nghiệm đường huyết cho bà bầu diễn ra như thế nào?
Xét nghiệm đường huyết trong thời kỳ mang thai hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28. Khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết cần chú ý:
- Không tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose huyết cho những mẹ bầu đã từng được chẩn đoán bệnh hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L.
- Ăn uống bình thường 3 ngày trước đó.
- Không dùng các thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.
- Trước lúc làm nghiệm pháp phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.
- Thử nghiệm được tiến hành vào buổi sáng sau khi nhịn đói sau ăn từ 10 – 14 giờ.
- Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho mẹ bầu uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường.
- Trong thời gian làm nghiệm pháp mẹ bầu có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê.
11. Cách phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường thai kỳ. Một số nguyên nhân như mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ được cho là có liên quan đến chứng bệnh này. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.
- Chế độ tập luyện
Khi mang thai, bạn không cần tuyệt đối kiêng các hoạt động thể dục, các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp cũng giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng.Các mẹ bầu được khuyến khích đi bộ thường khoảng từ 20 - 30 phút sau bữa ăn và đảm bảo nhịp tim không quá 140 lần /phút. Việc tập luyện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,...
- Chế độ ăn uống
Lập kế hoạch cho các bữa ăn: Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố đinh vào một thời gian và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày.- Kiểm tra phần ăn: là qui định cho một suất ăn có chứa 1 lượng calo nhất định - Tìm tổng lượng carbonhydrates trong mỗi phần ăn: Tổng lượng carbonhydrates trong mỗi phần ăn của mẹ bầu chỉ nên tối đa là 62g. Kiểm tra thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Khi được phát hiện đái tháo đường thai kỳ, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi.
Đái tháo đường thai kỳ thật sự là một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và bé, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm như: Sinh khó, thai lưu, băng huyết, sản giật, thai lưu, sinh non, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, dị tật thần kinh, hô hấp,... Vì vậy, trong suốt thai kỳ, bà bầu nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều trị sớm.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Làm gì khi mẹ bầu bị thiếu ối? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn cách massage cho sản phụ khi chuyển dạ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Những lợi ích nuôi con từ sữa mẹ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Tổng hợp những dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu chị em cần biết Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Điều trị u xơ tử cung thế nào? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Siêu âm lúc nào tính tuổi thai đúng nhất? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00