Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.
1. Những nguy cơ dẫn đến ung thư vú
Vú là bộ phận rất quan trọng đối với người phụ nữ, vừa mang tính thẩm mỹ vừa là nơi đảm nhiệm vai trò tiết sữa nuôi dưỡng em bé khi người phụ nữ sinh con.
Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều phụ nữ phát hiện mắc ung thư vú, một căn bệnh ác tính hàng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở phụ nữ trên thế giới.
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Ung thư vú có thể bắt đầu từ các bộ phận khác nhau của vú như các tuyến thùy tạo ra sữa mẹ, ống dẫn sữa, núm vú, mô liên kết, các mạch máu và mạch bạch huyết…
Nó có thể lây lan khi các tế bào ung thư xâm nhập vào máu hoặc hệ thống bạch huyết và sau đó đến các bộ phận khác của cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm: một số yếu tố di truyền, tuổi cao, hút thuốc lá, uống rượu, thừa cân, béo phì, ít vận động, tiếp xúc với các chất sinh ung thư trong môi trường...
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt vận động có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư vú. Tuy nhiên vẫn chưa biết chính xác cách một số yếu tố nguy cơ này khiến các tế bào bình thường trở thành ung thư.
Các hormone có thể cũng đóng một vai trò trong nhiều trường hợp ung thư vú nhưng điều này xảy ra như thế nào thì vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
2. Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú không?
Nuôi con bằng sữa mẹ chắc chắn mang lại cho em bé một khởi đầu khỏe mạnh. Nhưng đó không phải là lợi ích sức khỏe duy nhất mà biện pháp này còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Theo tài liệu của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trong một phân tích tổng hợp quy mô lớn gồm 47 nghiên cứu từ 30 quốc gia đã xem xét tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với nguy cơ ung thư vú cho thấy, nguy cơ tương đối mắc bệnh ung thư vú giảm 4,3% trong mỗi 12 tháng cho con bú, cộng với mức giảm 7,0% nguy cơ được quan sát thấy ở mỗi lần sinh.
Tỷ lệ giảm nguy cơ ung thư vú liên quan đến việc cho con bú là như nhau ở các nước có thu nhập cao và thấp và không thay đổi theo độ tuổi, tình trạng mãn kinh, nhóm dân tộc hoặc độ tuổi sinh con đầu lòng. Điều đó cho thấy rằng việc cho con bú sữa mẹ trên toàn cầu làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Rủi ro ung thư vú giảm đi có thể là do buồng trứng không sản xuất trứng thường xuyên trong thời gian cho con bú. Hoặc có thể là do việc cho con bú làm thay đổi các tế bào ở vú nên chúng có thể có khả năng chống lại những thay đổi dẫn đến ung thư tốt hơn.
Hầu hết phụ nữ cho con bú đều trải qua những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ cho con bú khiến chu kỳ kinh nguyệt của họ bị trì hoãn. Điều này làm giảm khả năng tiếp xúc với các hormone như estrogen, loại hormone có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai và cho con bú, mô vú cũng bị bong ra. Sự bong tróc này có thể giúp loại bỏ các tế bào có khả năng gây tổn hại DNA, do đó giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.
3. Chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú
Theo BSCKI. Hoàng Trọng Điểm, chuyên khoa Ung bướu, mặc dù không có cách chắc chắn để ngăn ngừa ung thư vú nhưng có một số biện pháp chị em có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh, đó là: Duy trì cân nặng hợp lý; thường xuyên hoạt động thể chất; ăn uống đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm lành mạnh; thận trọng khi lựa chọn liệu pháp hormone điều trị các triệu chứng mãn kinh…
Nghiên cứu cũng cho thấy, cho con bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trước và sau mãn kinh. Nguy cơ ung thư vú giảm khi thời gian cho con bú tăng lên.
Dù là bệnh lý ác tính phổ biến nhưng hiện nay, nhờ những tiến bộ trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị có thể gia tăng tỷ lệ điều trị khỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư vú. Do đó, ngoài việc chủ động thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tự khám vú và tầm soát ung thư vú định kỳ.
Đặc biệt, với những phụ nữ có nguy cơ cao nên siêu âm tuyến vú, chụp Xquang tuyến vú và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/lần.
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường như: đau vú; có thay đổi ở da vú và núm vú; chảy dịch hoặc chảy máu ở đầu vú; sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách… chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì? Thử ngay 15 thực phẩm này! Thứ Sáu, 29/12/2023, 09:00
- Béo phì và vô sinh ở nam giới Thứ Năm, 28/12/2023, 11:00
- 8 XÉT NGHIỆM CÁC CẶP ĐÔI CẦN LÀM TRƯỚC KHI KẾT HÔN Thứ Sáu, 22/12/2023, 15:00
- [ Giải đáp thắc mắc ] : Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không ? Thứ Năm, 21/12/2023, 13:00
- [ Lí giải thắc mắc ] Vì sao chị em Không có kinh nguyệt ? Thứ Năm, 21/12/2023, 13:00
- [ Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài ] 5+ Lí do gây ra chị em nên biết ! Thứ Năm, 21/12/2023, 10:00
- Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đặt Vòng Tránh Thai (Update 12/2023) Thứ Sáu, 15/12/2023, 14:00
- Tiêm Thuốc Tránh Thai Cho Nam Giới – Tại Sao Không? Thứ Sáu, 15/12/2023, 14:00
- Vì Sao Tiêm Thuốc Tránh Thai Ra Máu Và 10 Điều Lưu Ý Thứ Sáu, 15/12/2023, 14:00
- Cơn Gò Tử Cung Là Gì, Khi Nào Nguy Hiểm Thứ Sáu, 15/12/2023, 13:00
- Kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày có cần lo lắng? Thứ Sáu, 15/12/2023, 12:00
- Bà bầu lưu ý những điều này kẻo ‘nguy’ cả mẹ lẫn con Thứ Năm, 14/12/2023, 14:00