Ý nghĩa của các bước thăm khám phụ khoa Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Các bước thăm khám phụ khoa có ý nghĩa gì?
tamsubantre.org - Các bước trong thăm khám phụ khoa có như thế nào? Chắc hẳn không ít các XX đã từng thắc mắc về vấn đề này? Nếu vậy, các bạn còn chờ gì nữa mà không tìm hiểu về nó ngay bây giờ?
Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn
Nhiều XX ngạc nhiên khi đi khám sức khỏe cho “cô bé”, không hiểu sao các bác sĩ lại quan tâm nhiều tới vùng bụng dưới và vùng bẹn đến vậy. Quá trình dùng tay ấn vào vùng bụng dưới sẽ giúp những người có chuyên môn xác định xem có khối u nào bất thường không. Nếu có, họ sẽ khu biệt được vị trí, độ di động và đôi khi là cả kích thước và sự phân bố của khối u. Ngoài ra, trong trường hợp bạn bị đau bụng, việc quan sát phản ứng của thành bụng cũng rất quan trọng.
Thông thường, chỉ những vùng bẹn bị loét mới được các bác sĩ chú tâm quan sát. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng sờ nắn hai bên bẹn để xác định hạch, khối u hay sưng bất thường. Vì vậy, nếu bạn thấy đau ở vùng này, hãy lên tiếng để được xác minh rõ tình trạng bệnh tật nhé!
Khám bộ phận sinh dục ngoài
Mu, âm vật và tầng sinh môn là những vùng được chú trọng nhiều nhất, đặc biệt là tầng sinh môn. Vì sao lại như vậy nhỉ? Tầng sinh môn thì có ý nghĩa gì trong việc phát hiện những bất thường nếu có? Theo các bác sĩ, kiểm tra vùng này sẽ giúp phát hiện sẹo, tổn thương hay những vết trợt trên da nếu có. Đương nhiên, những phát hiện này rất có ích trong quá trình chẩn đoán viêm nhiễm.
Sau khi thăm khám xong các khu vực trên, bác sĩ còn ngó qua môi lớn, môi nhỏ, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và các tuyến tiết dịch của bạn nữa. Trong quá trình này, nếu phát hiện những điểm không bình thường, bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm chất dịch để có kết luận chính xác về tình trạng bản thân.
Hãy tuân thủ đầy đủ các bước khám phụ khoa
Nhiều XX khi đi khám phụ khoa còn được hướng dẫn rặn thật mạnh trong khi lỗ âm đạo vẫn mở. Điều này có tác dụng kiểm tra xem bạn có bị sa thành trước hay sau của âm đạo không.
Khám bằng mỏ vịt
Nhắc đến mỏ vịt, bất cứ XX nào cũng thấy rùng mình và mong muốn tránh càng xa nó càng tốt. Nhưng thực sự nó cũng không quá khủng khiếp như bạn tưởng tượng, bởi trước khi đưa nó vào cơ thể bạn, bác sĩ sẽ xoa một ít dầu bôi trơn vào “cô bé”, vì vậy quá trình đưa mỏ vịt vào âm đạo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, và không gây đau đớn. Bạn chỉ cảm thấy hơi tức ở vùng bụng dưới một chút thôi.
Bạn biết không, cái mỏ vịt tưởng như rất đáng ghét ấy lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quan sát thành âm đạo, cổ tử cung, lỗ cổ tử cung để phát hiện tổn thương. Hơn nữa, nhờ sự trợ giúp của mỏ vịt, các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung hay dịch âm đạo để xét nghiệm. Bởi thế, đừng bao giờ giãy nảy lên và cự tuyệt việc thăm khám bằng mỏ vịt bạn nhé. Hãy thả lỏng cơ thể để quá trình này thuận lợi hơn. Lên gân lên cốt không chỉ khiến các bác sĩ gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh mà còn khiến cơ thể bạn phải chịu nhiều tổn thương hơn.
Mỏ vịt tuy được dùng chung để thăm khám cho nhiều người, nhưng bạn không cần quá lo lắng về chuyện nó sẽ làm bạn mắc bệnh của người khác. Sau mỗi lần sử dụng, các bác sĩ đều ngâm nó vào dung dịch clorin 0,5 % để khử nhiễm. Và dĩ nhiên, chẳng có một loại vi trùng, vi khuẩn nào có thể tồn tại trong môi trường đó.
Khám bằng hai tay
Ngoài việc đưa mỏ vịt vào sâu trong “cô bé”, rất có thể bác sĩ sẽ đưa cả tay vào nữa. Tất nhiên khi đó tay đã được đeo găng (có kèm chất bôi trơn) hoặc bao cao su để tránh nhiễm khuẩn. Động tác này kết hợp với việc dùng tay ấn nhẹ vào vùng bụng dưới sẽ giúp xác định kích thước, hình dạng vị trí cổ tử cung. Việc này cũng tương đối quan trọng, bởi vì nó là cách giúp bạn phát hiện ra những bất thường như có u xơ cổ tử cung, có mang thai ngoài tử cung hay có u cục gì bất thường không. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn tìm ra biện pháp tránh thai phù hợp (như có nên đặt vòng hay không chẳng hạn).
Bạn thấy không, mỗi thao tác trong quá trình thăm khám phụ khoa đều có ý nghĩa riêng của nó. Vì vậy, dù thực sự không thoải mái khi phải chịu đựng tất cả những hình thức kiểm tra này, cũng hãy tuân thủ theo đúng yêu cầu của bác sĩ, bạn nhé!
Hồng Nhiên
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00