XX và những bất thường ở niêm mạc tử cung Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Niêm mạc tử cung nằm ở đâu?
tamsubantre.org - Nói đến niêm mạc tử cung, nhiều teen không khỏi “ô a”, “niêm mạc tử cung là cái gì thế nhỉ? Tớ mới chỉ nghe nói đến tử cung thôi”. Thì đúng vậy, ai cũng biết, tử cung chính là nơi em bé “trú ngụ” để lớn lên và phát triển mỗi ngày từ khi chỉ là cái mầm thai bé xíu xiu. Nhưng ít người biết, niêm mạc tử cung (cùng với các cơ thành tử cung) chính là phần quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng kinh nguyệt cũng như khả năng mang thai của bạn gái. Và vì là thành phần quan trọng nên thỉnh thoảng niêm mạc tử cung cũng “đành hanh”, “dở chứng” làm khổ bạn gái tí chút. Chúng mình cùng tìm hiểu những “thói hư” của cô nàng đỏng đảnh này nhé.
Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung có tên “cúng cơm” là nội mạc tử cung. Đây chính là lớp lót bên trong tử cung, có cấu tạo dạng màng bao phủ mặt trong tử cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hóc môn sinh dục nữ, niêm mạc tử cung sẽ phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng đã thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh diễn ra, niêm mạc tử cung giống như cái đệm êm ái để thai nhi nằm và bám vào làm tổ. Còn nếu sự thụ tinh không diễn ra, niêm mạc tử cung sẽ tự bong và gây chảy máu, và đó chính là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng mà chúng mình vẫn thấy đấy.
Niêm mạc tử cung được cấu tạo bởi tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp: lớp đáy (là phần đáy của các ống tuyến, là lớp niêm mạc căn bản, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt) và lớp nông là lớp niêm mạc tuyến, chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động theo ba thời kỳ: - Thời kỳ tăng trưởng: được tính từ thời kỳ hành kinh cho đến sát thời kỳ rụng trứng, lớp này bắt đầu tái tạo và tăng trưởng (dưới sự điều khiển của hoạt động nội tiết do buồng trứng và các tuyến nội tiết khác chỉ huy) - Thời kỳ phân tiết: kể từ khi rụng trứng lớp niêm mạc tử cung phát triển rất nhanh, do lúc này lượng hóc môn sinh dục được bổ sung đáng kể bởi hoàng thể - lớp vỏ còn lại sau rụng trứng. Độ dày của niêm mạc tử cung thường đạt mức tối đa vào khoảng ngày thứ 24 của chu kỳ kinh nguyệt và thường duy trì độ dày tối đa trong khoảng vài ba ngày -Thời kỳ hành kinh: khoảng 14 ngày sau khi rụng trứng, hoàng thể bị thoái hoá nên không tiếp tục cung cấp hóc môn sinh dục nữa. Lúc này lượng hóc môn sinh dục bị sụt giảm nên nếu không có hiện tượng thụ tinh thì niêm mạc tử cung bị hoại tử tại chỗ, gây bong tróc và chảy máu, tạo nên hiện tượng hành kinh. Điều đó đồng nghĩa với việc lớp niêm mạc tử cung mỏng dần, mỏng dần chỉ còn lại lớp đáy và chuẩn bị cho chu kỳ tái tạo tiếp theo. Nếu có hiện tượng thụ tinh thì niêm mạc tử cung không bị hoại tử (do tiếp tục được nuôi dưỡng bởi hóc môn do nhau thai tiết ra) và tiếp tục phát triển dày lên, trở thành lớp rất đặc biệt gọi là màng rụng cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển. |
Lạc nội mạc tử cung không phải là bệnh quá hiếm nhưng đa phần là lành tính. Vì vậy XX đừng phát hoảng khi được bác sỹ chẩn bệnh cho mình nhé. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động, học tập, nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng tới khả năng sinh con của bạn gái. Nhiều trường hợp bệnh tự khỏi sau khi sinh con hoặc mãn kinh.
Với những bạn gái bị lạc nội mạc tử cung thể nhẹ có thể dùng thuốc nội tiết điều trị. Thuốc sẽ làm cho các đám niêm mạc tử cung lạc chỗ không phát triển và teo đi. Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc thì niêm mạc bình thường trong tử cung cũng bị ảnh hưởng nên có thể gây vô kinh tạm thời. Với các trường hợp nặng, điều trị thuốc không có kết quả thì phải phẫu thuật mổ nội soi bằng laze nhằm đốt những mảnh lạc để loại bỏ các nhân lạc nội mạc hoặc tình huống xấu nhất là phải cắt bỏ buồng tử cung cùng hai bên buồng trứng.
Như vậy, nếu bạn gái thấy có biểu hiện đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh, kèm theo tình trạng vô kinh (không thấy kinh nguyệt xuất hiện) hoặc kinh nguyệt ít (cả về số lượng lẫn số ngày ra máu), bạn có thể nghi ngờ bị lạc nội mạc tử cung. Và khi đó nhớ phải đến gặp bác sỹ phụ khoa nhé.
Đây chính là chứng bệnh viêm niêm mạc tử cung. Giống như các bộ phận khác, niêm mạc tử cung cũng có thể bị viêm do nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra. Chứng bệnh này thường gặp sau khi bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung hoặc sau khi sinh em bé.
Viêm niêm mạc tử cung thường có biểu hiện đau bụng dưới, ra nhiều khí hư kèm mủ, sốt, ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, đau bụng khi “đèn đỏ" xuất hiện hoặc đau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra XX còn có thể thấy mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, dị ứng... Viêm niêm mạc tử cung ít khi tiến triển thành mạn tính mà thường là viêm cấp tính, biến chứng nguy hiểm là viêm phần phụ (vòi trứng, buồng trứng…), nhiễm khuẩn đường huyết…
Việc điều trị bệnh này thường theo nguyên nhân, theo cơ chế “tiêu diệt/loại trừ mầm bệnh” bằng thuốc kháng sinh phù hợp với liều cao, kéo dài. Chính vì vậy, việc điều trị viêm niêm mạc tử cung nhất thiết phải có sự giám sát của bác sỹ chuyên khoa. XX đừng dại dột tự mình chẩn đoán và điều trị bệnh kẻo bệnh trầm trọng và khó chữa hơn nhé.
Niêm mạc tử cung dày/mỏng “hổng giống ai”…
Như trên đã đề cập, dưới sự điều khiển của hóc môn, lớp niêm mạc tử cung sẽ biến đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, theo hướng dầy lên từ đầu cho tới cuối chu kỳ kinh. Với độ dày từ 8-10mm, ở khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung sẽ rất thuận lợi cho sự làm tổ của trứng nếu trứng được thụ tinh. Sau khi trứng đã làm tổ, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục dày lên, còn nếu trứng không được thụ tinh, không làm tổ, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra. Trước giai đoạn bong, niêm mạc tử cung có thể đạt độ dày từ 12-14mm. Tất nhiên những con số này chắc chắn không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải nhờ đến kỹ thuật siêu âm rồi.
Một số bạn gái có lớp niêm mạc tử cung phát triển quá mức, với độ dày trên dưới 20mm thì được gọi là tăng sản nội mạc tử cung. Đó là sự tăng sinh của các tuyến với kích thước và hình dạng không đều kèm sự tăng tỉ lệ tuyến/mô đệm khi so với nội mạc tử cung ở giai đoạn phát triển (giai đoạn nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt). Tăng sản nội mạc tử cung thường do rối loạn nội tiết tố (thiếu hụt progesterone) gây ra. Hiện tượng này thường gây tình trạng rong kinh (vì niêm mạc tử cung dày và gây chảy máu nhưng không đủ chất hóc môn để cầm máu, do đó tình trạng chảy máu dây dưa, kéo dài). Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể gây ra tình trạng vô kinh (thứ phát) kéo dài, do hoàng thể (vỏ trứng còn lại sau khi đã phóng noãn) không bị thoái hoá, vẫn sản sinh hóc môn sinh dục hoặc do buồng trứng và các tuyến nội tiết khác hoạt động “bất thường” làm cho niêm mạc tử cung cứ dày lên, không chịu bong ra (mà không phải do có thai).
Bên cạnh tình trạng “dày mãi không thôi”, niêm mạc tử cung còn có kiểu… “không chịu lớn” ở giai đoạn sau của chu kỳ kinh nguyệt với độ dày chưa đến 7mm. Hiện tượng này được gọi là niêm mạc tử cung mỏng. Niêm mạc tử cung mỏng thường do rối loạn/thiếu hụt nội tiết tố (như LH) gây ra, hoặc do những bệnh lý ở buồng tử cung như lao tử cung, dính lòng tử cung sau phẫu thuật nạo hút thai, cắt bỏ các khối u… Niêm mạc tử cung mỏng có thể gây ra những vấn đề về kinh nguyệt như kinh thưa (chu kỳ kinh nguyệt kéo dài), thiểu kinh (lượng máu kinh trong mỗi lần hành kinh ít)… Đồng thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Theo các bác sỹ sản khoa, nếu niêm mạc tử cung có độ dày dưới 7mm, sẽ rất khó để thụ thai tự nhiên. Hoặc nếu có thụ thai thì khả năng dưỡng thai kém, dễ gây sảy thai, sinh non hoặc thai nhẹ cân.
Chính vì vậy, khi XX nhận thấy lâu lâu nguyệt san không ghé thăm hoặc thấy rong kinh kéo dài, kinh nguyệt ít…, cần đi khám phụ khoa, siêu âm và làm các xét nghiệm nội tiết để loại trừ “thói đành hanh” này của niêm mạc tử cung nhé. Và nếu không may gặp tình trạng niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng thì hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc nội tiết theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Trên đây là một vài chứng bệnh của niêm mạc tử cung mà các XX cần nhận diện. Tất nhiên, tự XX không thể “chẩn bệnh” cho mình mà chỉ có thể nhận biết các dấu hiệu “chỉ điểm” để “khai báo” với bác sỹ thôi. Như vậy cũng giỏi lắm rồi. Và sẽ tuyệt hơn nếu XX nghe bác sỹ giảng giải mà không như vịt nghe sấm, không “tá hoả tam tinh” khi chẳng may mắc bệnh. Sự bình tĩnh và hiểu biết sẽ giúp XX “tai qua nạn khỏi”. Đó hẳn là phần thưởng rất lớn cho những ai đã kiên trì đọc hết bài viết này.
Quỳnh Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00