XÉT NGHIỆM GIANG MAI GỒM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
Giang mai là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dễ dàng lây lan qua đường quan hệ tình dục. Xét nghiệm giang mai là giải pháp hiệu quả duy nhất giúp sớm phát hiện được nguy cơ nhiễm bệnh cũng như áp dụng sớm các phương pháp điều trị, tránh để bệnh lây lan ra cộng đồng.
1. Khái quát về bệnh giang mai
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum là “thủ phạm” chính gây ra căn bệnh giang mai. Nó có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua hoạt động quan hệ tình dục không an toàn. Dưới đây là 3 giai đoạn phát triển chính của giang mai trong cơ thể người:
- Giai đoạn 1: cơ thể người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như các vết loét không ngứa, không có mủ, hình tròn hoặc bình bầu ở cơ quan sinh dục. Chúng còn được gọi là những săng giang mai, tồn tại từ 6 - 8 tuần rồi tự động biến mất;
- Giai đoạn 2: trên da bắt đầu nổi lên những nốt ban hồng như phỏng nước, vùng da ở cơ quan sinh dục bị lở loét kèm theo những nốt sẩn với đặc điểm đa dạng: sẩn màu đỏ hồng, sẩn dạng vảy nến, sẩn hoại tử hoặc dạng trứng cá, thâm nhiễm, có thể xung quanh sẩn có viền vảy,...;
- Giai đoạn 3: ngoài cơ quan sinh dục, giang mai còn lan sang những cơ quan khác trên cơ thể như tim, cơ, gan,... và được coi là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh.
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum là “thủ phạm” chính gây ra căn bệnh giang mai
Giang mai nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Viêm gan;
- Rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ;
- Phình động mạch chủ, đột quỵ;
- Bại liệt;
- Mất thính lực;
- Rối loạn chức năng tình dục;
- Trẻ sinh ra từ người mẹ bị giang mai có thể bị dị tật hoặc tử vong ngay sau sinh;
- Đe dọa đến tính mạng người mắc bệnh.
Để xác định một người có đang bị bệnh giang mai hay không thì cần phải thực hiện giang mai. Phương pháp này có tác dụng giúp phát hiện ra bệnh ngay từ giai đoạn sớm, nhờ đó có thể áp dụng kịp thời các biện pháp điều trị, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng và hạn chế tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.
2. Những ai nên thực hiện xét nghiệm giang mai?
Đối tượng đầu tiên cần thực hiện giang mai đó là những người xuất hiện các triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Xuất hiện các vết loét nhỏ, không có mủ và không đau ở miệng, cơ quan sinh dục, hậu môn hay trực tràng;
- Sốt cao, nhức đầu;
- Phát ban ở lòng bàn chân và lòng bàn tay, đau cơ;
- Sút cân, mệt mỏi;
- Rụng tóc theo từng mảng.
Ngoài ra, những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây cũng nên đi xét nghiệm giang mai:
- Có nhiều bạn tình cùng lúc;
- Đang bị nhiễm HIV/AIDS nhưng vẫn thực hiện hành vi quan hệ tình dục;
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
- Đang mắc các bệnh xã hội khác như bệnh lậu.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, tất cả phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm giang mai khi lần đầu tiên thăm khám tiền sản. Ở những trường hợp phụ nữ mang thai đang có nguy cơ cao bị giang mai thì nên xét nghiệm giang mai khi thai được 28 tuần và khi sinh nở.
Đời sống tình dục không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây bệnh giang mai
3. Những loại xét nghiệm giang mai phổ biến
3.1. Xét nghiệm soi kính hiển vi trường tối
Đây là phương pháp thường được chỉ định đối với những bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn đầu. Lúc này xoắn khuẩn giang mai vẫn chưa gây bệnh cho những vùng cơ quan khác và triệu chứng của bệnh chưa nghiêm trọng. Mẫu bệnh phẩm cần thu thập là các mẫu vật ở dịch niệu đạo, vết loét, dịch âm đạo.
Phương pháp này có ưu điểm là độ nhạy cao, có thể xác định nhanh chóng xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm đó là sẽ cho kết quả âm tính giả nếu mẫu bệnh phẩm lấy sai vị trí. Ngoài ra có thể chẩn đoán nhầm Treponema Pallidum với những loại xoắn khuẩn khác trong họ Treponema.
3.2. Xét nghiệm RPR
Xét nghiệm RPR thích hợp áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị giang mai giai đoạn 2. Cơ chế của phương pháp này đó là giúp tìm ra loại kháng thể để chống lại xoắn khuẩn gây bệnh. Mẫu bệnh phẩm sẽ là mẫu máu dưới tĩnh mạch. Cách đọc kết quả xét nghiệm sẽ như sau:
- Kết quả dương tính (+): bệnh nhân có thể đã mắc bệnh giang mai;
- Kết quả âm tính (-): bệnh nhân không bị giang mai.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị âm tính/dương tính giả là do:
- Kết quả dương tính giả: bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề liên quan đến rối loạn miễn dịch tự nhiên như đang mang thai, ung thư,...
- Kết quả âm tính giả: khi bệnh nhân đang bị giang mai giai đoạn 1.
Vì vậy bên cạnh xét nghiệm giang mai, để chắc chắn hơn bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác để đảm bảo chắc chắn về kết quả xét nghiệm.
3.3. Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của bệnh
Mẫu bệnh phẩm cần sử dụng đối với phương pháp này đó là mẫu máu và dịch não tủy. Xét nghiệm sẽ giúp kiểm tra sự xuất hiện của các kháng thể đặc hiệu do cơ thể sản sinh ra để chống lại xoắn khuẩn giang mai. Những xét nghiệm này bao gồm:
- Xét nghiệm miễn dịch theo phương pháp hóa phát quang - CLIA.
- Xét nghiệm hấp thụ kháng thể Treponema huỳnh quang - FTA-abs.
- Xét nghiệm miễn dịch theo phương pháp điện hóa phát quang - ECLIA.
- Xét nghiệm TPHA định tính, định lượng.
- Xét nghiệm miễn dịch enzyme - EIA.
Theo Medlaec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- CÁC BƯỚC QUAN HỆ TÌNH DỤC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC XUẤT TINH SỚM Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- NỮ GIỚI NHIỄM HPV ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN NHƯ THẾ NÀO? Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- CÁCH VỆ SINH SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỂ “CÔ BÉ” LUÔN KHỎE MẠNH Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
- Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời Thứ Sáu, 01/12/2023, 15:00
- Rong Kinh Sau Sinh: Chuyện Thường Gặp Hay Bất Thường? Thứ Sáu, 01/12/2023, 14:00
- Điều Trị Vô Sinh Thứ Phát, Dễ Hay Khó? Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- 15 Dấu Hiệu Vô Sinh Sau Khi Phá Thai, Hệ Quả Khôn Lường Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- Chậm Kinh, Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm Có Thai Không? Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:00
- Vô sinh có tinh trùng không? [Chuyên gia giải đáp] Thứ Năm, 30/11/2023, 15:00
- [ Tổng hợp ] 6 + vấn đề liên quan đến Đau lưng khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00
- Bà bầu ăn măng cụt được không? Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00