Vô sinh vì dùng thuốc kích thích trứng Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cần đến các phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời
Các thầy thuốc cảnh báo: Tùy tiện dùng thuốc kích thích buồng trứng rất dễ bị vô sinh, sinh con dị tật, đa thai, đẻ non…
Các bác sĩ khoa Sản BV Nhân dân Gia định (TPHCM) đã "toát mồ hôi" vì ca mổ sinh tư đẻ non hy hữu của một sản phụ từ Long An. Sản phụ này mới 21 tuổi, đã đi chữa vô sinh và được cho uống thuốc kích thích trứng rụng để mau có con. Các thầy thuốc cảnh báo: Tùy tiện dùng thuốc kích thích buồng trứng rất dễ dẫn tới vô sinh, sinh con dị tật, đa thai, đẻ non…
Nguy cơ gây vô sinh, đa thai, dị tật
Theo các bác sĩ khoa Hiếm muộn, BV Từ Dũ TPHCM: Tỷ lệ phụ nữ mới lập gia đình chưa có dấu hiệu hiếm muộn nhưng vẫn đến đề nghị cho sử dụng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) đang tăng lên trong thời gian gần đây. Hiện tượng này xuất phát bởi thông tin truyền miệng: Dùng thuốc này sẽ mau có thai...
Chị L.T.T.(Q.3, TP HCM) có thai tự nhiên được 1 tháng thì không may bị hỏng. 6 tháng sau, chị "dính bầu" trở lại nhưng cũng không giữ được! Sốt ruột, T. đã đi điều trị tại một phòng khám tư khá nổi tiếng. Tại đây, T. đã được kê toa để dùng khá nhiều loại thuốc. Từ thuốc kích trứng đến thuốc tránh sảy thai... Kết quả dù chị cũng có thai 2 lần, nhưng một lần được 4 tháng thì hỏng, 1 lần chửa ngoài dạ con nên phải cắt bỏ một buồng trứng. Từ đó, T. liên tục dùng thuốc KTBT nhưng vô vọng! Chị tìm đến BV Từ Dũ để cầu cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận: Khả năng có con của chị là không thể!
Chị N.M.T (35 tuổi, Q.7, TP HCM) đã có con gái được 5 tuổi, quyết định sinh thêm bé thứ hai. Tuy nhiên, sau khi tháo bỏ vòng tránh thai, không áp dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào mà suốt 2 năm chị không thụ thai. Nghe mấy bà hàng xóm rỉ tai nhau, chị đã tìm đến phương pháp KTBT nhưng chờ mãi vẫn không thấy tín hiệu vui. Khi hai vợ chồng quyết định áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ BV Phụ sản Từ Dũ đã phát hiện: Chị đã nhiều lần sử dụng thuốc KTBT nhưng không đúng cách. Buồng trứng đã bị "teo", nếu muốn sinh con phải xin trứng của người khác. Chị T. nghe đọc kết quả mà nước mắt chứa chan...
Ths.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc BV Phụ sản Từ Dũ cảnh báo: "Nhiều phụ nữ đã tự tìm mua và uống để "giục" trứng chín sớm. Không chỉ uống một tháng mà họ còn uống trong nhiều tháng, thậm chí hàng năm. Trong khi các loại thuốc KTBT đều là thuốc phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Nếu tự mua uống có thể không đạt hiệu quả mong muốn".
Mua “thần dược” hơn mua rau
Ths.BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM chia sẻ: Ở Việt |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng, Lê Văn Sĩ (Q.3), Tô Hiến Thành (Q.10)..., chỉ cần hỏi mua thuốc KTBT là sẽ được giới thiệu ngay rất nhiều loại, có giá từ 5.000 - 25.000đ/viên mà chẳng cần đơn kê của bác sĩ.
Tại dãy nhà thuốc Tây trên đường Hai Bà Trưng, khi PV vào vai một người hiếm muộn, đi tìm mua thuốc KTBT, chủ tiệm nào cũng gật đầu: Có ngay! Ngoài danh sách các loại thuốc kích thích trứng do PV đưa ra, nhân viên nhà thuốc còn nhiệt tình giới thiệu thêm một số loại thuốc có cùng công thức, của các hãng dược khác nhau.
Tại nhà thuốc E. trên đường Hai Bà Trưng, khi chúng tôi hỏi tìm mua thuốc hiệu Clomid, nhân viên tại đây đã giới thiệu ngay bốn loại thuốc đều dùng để kích thích trứng. Khi hỏi về cách sử dụng, nhân viên quầy thuốc "tận tình" vào mạng tìm và in cho chúng tôi tờ "Hướng dẫn sử dụng". Nhân viên này còn tiếp thị thêm: "Có loại thuốc Duinum dùng được cho cả nam giới thiếu tinh trùng. Chị cứ mua cho ông xã. Cả hai cùng "phối kết hợp" là sẽ có kết quả ngay..."(?!).
Trong khi đó, theo cảnh báo của các bác sĩ, thuốc KTBT không nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, chỉ có những người rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành để có thể thụ thai... mới được chỉ định dùng. Nếu lạm dụng, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ đa thai, tạo ra nhiều nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Khi dùng thuốc này, thai phụ có nguy cơ đẻ non, thai nhi bị dị tật, mà đáng sợ nhất là điếc, mù mắt, trí tuệ kém phát triển... Người mẹ có khả năng bị nhiễm độc thai nghén, nhau tiền đạo, nhau bong non, băng huyết...
Lợi bất cập hại
Ths.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, thuốc KTBT được chia thành hai nhóm: Uống và chích. Dạng uống chủ yếu chứa dược chất clomiphene citrate, khá rẻ tiền, dễ mua nhưng có thể làm nội mạc tử cung mỏng nên giảm khả năng trứng làm tổ. Dạng chích tuy hiệu quả cao, nhưng phải đến cơ sở y tế, có chỉ định của bác sĩ, vì dễ có nguy cơ quá kích buồng trứng. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với bệnh nhân hiếm muộn. Lượng thuốc chích tùy theo mỗi người, 50 - 450 đơn vị/ngày, trung bình chích là 10-12 ngày, một số đáp ứng kém thì 15-20 ngày. Nếu uống thì dùng 5 ngày. Cả 2 loại đều cần có sự tư vấn, chỉ định của thầy thuốc.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00