Vô sinh nam giới Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nguyên nhân gây vô sinh của nam giới
Rất nhiều, tập trung vào các nguyên nhân sau:
- Rối loạn về nội tiết sinh sản ảnh hưởng đến việc sinh sản tinh trùng.
- Những yếu tố gây rối loạn quá trình biệt hóa sinh sản tinh trùng.
- Những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tinh trùng.
- Rối loạn cương dương.
- Rối loạn xuất tinh.
Việc chẩn đoán nguyên nhân rất phức tạp và quan trọng, vì từ đó mới có thể đề ra một phương pháp điều trị đúng và có kết quả tốt.
Vô sinh nam giới là một bệnh mang tính xã hội. Ở châu Âu, một cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc không có con đôi khi chưa phải là một điều gì ghê gớm trong cuộc sống hạnh phúc gia đình. Nhưng ở nước ta, việc không có con để “nối dõi tông đường” được coi như là một tội lỗi bất hiếu đối với tổ tiên, dòng họ. Chính vì vậy mà nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra. Do đó, việc điều trị vô sinh nam giới phải được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng.
Việc chẩn đoán vô sinh nam giới không khó khăn, một cặp vợ chồng trẻ, nhiều năm chưa có con, đến gặp thầy thuốc với kết quả được ghi trên phiếu xét nghiệm tinh dịch đồ là không có hoặc rất ít tinh trùng, đã có thể chẩn đoán được cho mình.
Khó khăn ở đây là việc chẩn đoán nguyên nhân gì gây ra tình trạng vô sinh ở người bệnh nam giới này. Điều đó việc hỏi bệnh và thăm khám là điều quan trọng, cuộc tiếp xúc đầu tiên với thầy thuốc cần có cả vợ và chồng để thu thập các thông tin giúp cho việc phân tích tìm ra nguyên nhân được chính xác.
Bước kế tiếp chúng ta cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm tinh trùng, sinh hóa tinh dịch, kháng thể chống tinh trùng, nội tiết tố máu, di truyền học và xét nghiệm về mô học. Đồng thời vai trò chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm hệ tiết niệu sinh dục, chụp ống dẫn tinh cũng góp phần để tìm ra nguyên nhân.
Mỗi một loại xét nghiệm là do chỉ định của thầy thuốc chứ nhất thiết không phải bắt buộc làm tất cả các xét nghiệm trên.
Điều trị vô sinh nam giới
Hiệu quả tốt khi chúng ta tìm ra được nguyên nhân. Trong thực tế điều trị vô sinh nam giới có hai phương pháp chính là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa, đôi lúc việc điều trị cần phối hợp cả hai.
Nội khoa theo nguyên tắc sau: - Dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, các thuốc đặc hiệu điều trị bệnh lao, bệnh lậu và một số các bệnh lây lan qua đường tình dục, các thuốc có khả năng hấp thu cao vào đường sinh dục như: trimethoprim, sulfamethazol, fluoroquinolon.
- Dùng thuốc corticoid trong điều trị vô sinh do miễn dịch.
- Dùng thuốc bromocriptin để điều trị vô sinh nam do nội tiết tố prolactin cao.
- Dùng các thuốc nội tiết tố để điều trị vô sinh nam do rối loạn nội tiết sinh sản tinh trùng.
Ngoại khoa theo nguyên nhân sau:
- Phẫu thuật theo từng nguyên nhân: tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn.
- Thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của chồng trong những trường hợp rối loạn cương dương hoặc quá ít tinh trùng. Tinh dịch được tích lũy, bảo quản trong các ngân hàng tinh trùng, rồi hàng tháng, đúng ngày trứng rụng, sau khi sàng lọc tinh dịch và loại bỏ các tinh trùng không có khả năng thụ thai còn lại các tinh trùng khỏe mạnh được bơm vào cổ tử cung người vợ.
- Thụ tinh nhân tạo bởi tinh dịch của người cho đã được bảo quản và sàng lọc theo phương pháp trên trong trường hợp người chồng hoàn toàn không có tinh trùng.
- Thụ thai trong ống nghiệm bằng tinh trùng và trứng của chính cặp vợ chồng.
Vô sinh nam giới là một bệnh mang tính xã hội gây ra nhiều bi kịch cho gia đình. Việc chẩn đoán tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực cao ở người bệnh, sự phối hợp chặt chẽ và tuân thủ điều trị của thầy thuốc cho những vô sinh nam giới sẽ mang lại kết quả thành công cao.
Bài viết trên chỉ là thông điệp gởi đến các độc giả có cái nhìn bao quát về bệnh vô sinh ở nam giới, chứ không mang tính điều trị cụ thể để áp dụng chung cho vô sinh nam giới. Chúng ta cần đến thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị tốt. Đây là vấn đề cần được sự quan tâm, chia sẻ, động viên của gia đình và cộng đồng.
BS.Nguyễn Hữu Thuận
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00