Viêm nhiễm dễ quay trở lại, vì sao? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Gần đây, thấy “chỗ ấy” tiết nhiều dịch màu vàng, D nghĩ có thể mình đã bị viêm. Ra hiệu thuốc mô tả triệu chứng, D được chị bán hàng đưa cho một loại thuốc về đặt. Đặt được 1 tuần, D vẫn không thấy đỡ hơn mà trái lại, lúc nào cô cũng thấy ẩm ướt. Dùng thuốc được 10 ngày, D lại tới hiệu thuốc “phàn nàn”. Lần này, chị bán thuốc lại đưa cho một loại thuốc khác và bảo, “thử dùng sang loại này xem sao”. Dùng thuốc trong 5 ngày, D thấy dịch tiết ra ít hơn. Nghĩ mình đã khỏi, D không dùng thuốc nữa. Nhưng chỉ sau khi ngừng thuốc được khoảng 1 tháng, D lại thấy xuất hiện các biểu hiện giống như lúc trước. Thấy vậy, cô đem nốt 5 viên thuốc đang đặt dở từ đợt trước ra dùng nốt.
Khác với D, khi thấy “chỗ ấy” ngứa ngáy, dịch tiết ra nhiều và có mùi khó chịu, H đã tới phòng khám sản phụ khoa để kiểm tra. Sau khi kiểm tra và làm một số xét nghiệm, bác sĩ cho biết cô đã bị nấm. Theo hướng dẫn của bác sĩ, cô cũng đã mua thuốc uống và đặt thuốc đầy đủ. Khi đặt hết chỗ thuốc đó, thấy dịch không còn tiết ra nhiều như trước, cũng không còn ngứa ngáy nữa, nghĩ “chắc là khỏi rồi” nên cô cũng không quay lại phòng khám để kiểm tra lại. Sau đó ít lâu, H lại thấy xuất hiện những biểu hiện giống hệt như thời điểm trước khi đi khám.
Còn P, cũng đã lâu rồi P thấy vùng kín của mình tiết ra dịch có màu vàng, lượng nhiều và có mùi hôi. Trao đổi với bạn bè và tìm hiểu thông tin, cô nghĩ có lẽ mình bị viêm nhiễm gì đó. Nhưng công việc quá bận rộn cộng với sự e ngại khi phải để người khác “xăm soi” vùng “nhạy cảm”, P không đi khám. Cho tới khi kết hôn và muốn sinh con, cô quyết định khám sức khoẻ tổng quát mới phát hiện mình bị viêm âm đạo rất nặng. Hiện tại, P đã điều trị 4 đợt mà lần nào tái khám cô cũng chỉ thấy bác sĩ cho biết đã đỡ hơn.
Việc không đi khám và điều trị khi thấy “vùng kín” có biểu hiện bất thường, việc tự chẩn bệnh, tự mua thuốc chữa trị hoặc đi khám nhưng điều trị không đầy đủ, không tái khám sau điều trị là những vấn đề rất nhiều người mắc phải. Đó chính là thủ phạm khiến tình trạng viêm nhiễm tái diễn nhiều lần. Việc điều trị không theo tiến trình đầy đủ: tự ý ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm hoặc không quay lại tái khám sau khi dùng hết thuốc… điều này có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. Các biểu hiện của bệnh sau khi điều trị có thể thuyên giảm, song các loại vi khuẩn hay vi rút nếu không được điều trị tận gốc sẽ “nổi loạn” sau một thời gian ngắn. Thêm nữa, việc tự chẩn đoán và mua thuốc điều trị khi không biết chính xác tình trạng bệnh tật của mình đôi khi còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ.
2. Vệ sinh không đúng cách
Vệ sinh không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm phổ biến. Vì vậy, sau khi điều trị, viêm nhiễm sẽ quay trở lại nếu khâu vệ sinh tiếp tục bị xem thường.
Trong và sau thời gian điều trị, các girl cần chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục và thay quần chíp 2 lần/ngày vào sáng và tối. Khi XXX, cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và ngay sau khi “hành sự”. Đặc biệt vào thời kỳ nguyệt san, XX cần chú ý tới việc vệ sinh vùng kín thường xuyên hơn như thay băng vệ sinh thường xuyên 3 – 4 giờ một lần và rửa sạch “vùng kín” trước khi dùng băng vệ sinh mới. Tránh sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh, cần lựa chọn những sản phẩm vệ sinh chuyên dùng cho vệ sinh “vùng kín”.
3. Bạn tình
Có nhiều loại viêm nhiễm không được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Song nếu quan hệ tình dục không an toàn thì đấy cũng là lý do khiến tình trạng bệnh của bạn tái diễn dù đã chữa trị.
Nếu trước khi điều trị, cả bạn và bạn tình đều đã quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, các loại vi khuẩn/vi rút vốn tồn tại ở vùng kín của bạn sẽ di chuyển sang cư trú ở “chỗ ấy” của bạn trai. Khi bạn đã chữa trị khỏi, nếu lại tiếp tục quan hệ tình dục không bảo vệ thì các loại vi khuẩn/vi rút đang sống ký sinh ở vùng kín của bạn trai sẽ “trở lại” vùng kín của bạn. Vì thế, khi điều trị bất cứ loại viêm nhiễm nào, bạn có thể trao đổi với bác sĩ xem bạn tình của bạn có cần phải điều trị không nhé.
4. “Yêu” trong thời gian điều trị
Trong thời gian điều trị, kiêng “yêu” là điều cần thiết. Thế nhưng rất nhiều cặp đôi không “nhịn” được chuyện này. Việc không “nhịn” được cũng là điều có thể hiểu được nhưng các bạn ấy lại không mặc “áo mưa” theo khuyến cáo của bác sĩ. Và đấy cũng là lý do khiến nhiều XX chữa trị nhiều lần vẫn không khỏi.
Quan hệ tình dục là yếu tố làm tăng bội nhiễm khi vùng kín đã bị viêm. Khi “yêu” sẽ xảy ra sự cọ xát và điều này có thể gây ra tổn thương hoặc khiến các tổn thương nặng hơn và lâu lành hơn. Vì thế, tránh “yêu” trong quá trình điều trị viêm nhiễm ở “vùng kín” sẽ góp giúp nhanh “bình phục” hơn. Nếu không thể kiềm chế được, bạn nhớ sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm sang bạn tình và sau đó lại lây ngược lại.
5. Trì hoãn điều trị
Đây cũng là thủ phạm khiến tình trạng viêm nhiễm lâu khỏi. Rõ ràng, bất cứ căn bệnh nào khi được phát hiện và điều trị sớm cũng dễ dàng hơn khi bệnh đã tiến triển khá nặng. Các viêm nhiễm ở vùng kín rất dễ chữa trị nếu phát hiện sớm. Khi bệnh tiến triển nặng, không những phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để chữa trị mà còn phải đối diện với những biến chứng có thể xảy ra.
Vì vậy, lời khuyên cho các XX là khi thấy vùng kín có biểu hiện bất thường cần đi khám ngay tại các phòng khám chuyên khoa sản để được điều trị kịp thời. Nhất thiết không được tự ý mua thuốc điều trị. Đồng thời, cũng nhớ đến những nguyên nhân dễ gây tái nhiễm để phòng bảo vệ an toàn cho “vùng kín” bạn nhé!
Mai Phương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00