Viêm đường sinh dục dưới - Nỗi lo thầm kín Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh hoạ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh phụ khoa. Trong đó, viêm âm đạo và cổ tử cung trước mắt không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng là nguyên nhân chủ yếu gây ra khí hư, làm phiền toái và khó chịu cho bạn gái.
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm 70 - 80% phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo
Bình thường, dịch âm đạo chứa 108 đến 1012 vi khuẩn/ml bao gồm trực khuẩn doderlin, các cầu khuẩn, các trực khuẩn không gây bệnh, trong đó có trực khuẩn doderlin chiếm 50% - 88%.
Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật có trong âm đạo ở trạng thái cân bằng động. Mất sự cân bằng này có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, là lúc lượng vi khuẩn doderlin sụt giảm và các vi khuẩn gây hại chiếm ưu thế hơn sẽ xảy ra viêm nhiễm âm đạo.
Gánh nặng của viêm âm đạo
Tái phát: Là tình trạng viêm âm đạo lập lại, thường do sự lây lan qua đường tình dục, phải điều trị cả hai và cần sử dụng các hình thức phòng chống viêm nhiễm khi quan hệ sinh lý trong quá trình điều trị.
Di chứng: Viêm nhiễm âm đạo có nguy cơ lây lan đến cổ tử cung, đến lớp niêm mạc tử cung và vòi trứng, gây nên viêm nhiễm vùng chậu, làm tắc vòi trứng gây ra vô sinh…
Khó khăn trong điều trị
Không giải quyết tận gốc: Các dung dịch vệ sinh hằng ngày chỉ mang đến tác dụng “làm sạch” vùng kín, tác dụng diệt khuẩn thấp, không giải quyết được tận gốc “ổ” viêm nhiễm phát sinh từ bên trong âm đạo.
Hạn chế của thuốc điều trị: Các loại thuốc kháng sinh đường uống hay đặt điều trị theo nguyên nhân gây bệnh không đúng liều, không đủ thời gian, hoặc không điều trị cả 2, hoặc điều trị lạm dụng kháng sinh, dùng kéo dài khả năng diệt khuẩn mạnh có thể diệt hệ vi khuẩn có ích, làm mất cân bằng sinh lý âm đạo.
Yếu tố tâm lý: Do ngại tốn kém, mất thời gian, nhất là tâm lý e ngại của các bạn gái trẻ, nên không khám ngay khi mới bắt đầu viêm nhiễm làm cho các dấu hiệu viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn…
Cách giải quyết tận gốc "ổ" viêm nhiễm
Các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có nguy cơ gây vô sinh, ung thư tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc lứa đôi nếu để viêm nhiễm nặng, lây lan và tái phát lại nhiều lần.
Tiến sỹ Cung Thu Thủy - Chủ nhiệm phòng khám - Bệnh viện Phụ sản TƯ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00