Uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
Thuốc tránh thai được sử dụng như một biện pháp tránh thai an toàn được khá nhiều phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc tránh thai bị đau bụng dưới. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không?
1. Thông tin chung về thuốc tránh thai
Một trong những biện pháp tránh thai an toàn được khá nhiều phụ nữ áp dụng là uống thuốc tránh thai có chứa hormone Estrogen hoặc Progesterone.
Thuốc uống tránh thai khá đơn giản, dễ sử dụng đồng thời mang lại hiệu quả cao. Thuốc được chia thành hai loại là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp. Sau khi quan hệ không an toàn thì phụ nữ có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ hoặc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày ở cùng một thời điểm để có hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, có thể xuất hiện tình trạng uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới. Đây là một trong số những tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc tránh thai. Quá trình này là do sự gia tăng nồng độ hormone nội tiết tố nữ đột ngột.
Thuốc tránh thai hàng ngày thường được sử dụng hàng ngày với tác dụng phòng tránh thai cho phụ nữ. Thuốc tránh thai có thành phần giống như nội tiết tố trong cơ thể. Nếu thuốc được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng thì có thể tránh thai khá hiệu quả.
Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động tương tự như thuốc ngừa thai hàng ngày nhưng có hàm lượng hormone Progesterone cao hơn. Vì vậy, thuốc có tác dụng nhanh hơn. Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng trong vòng 48 giờ sau khi mới quan hệ tình dục. Sau thời thời gian này, hiệu quả thuốc sẽ giảm và thậm chí là không còn hiệu quả nữa. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế thì phụ nữ chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong những trường hợp như: quan hệ tình dục mà không thực hiện bất kỳ biện pháp tránh thai an toàn nào hoặc có sử dụng bao cao su nhưng bao cao su bị thủng hoặc rách. Hoặc trường hợp người phụ hoặc người phụ nữ bị cưỡng ép quan hệ tình dục và không muốn bị mang thai ngoài ý muốn.
2. Uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Khi sử dụng thuốc tránh thai, người phụ nữ có thể sẽ gặp một vài tác dụng phụ của thuốc chẳng hạn như uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị đau bụng dưới... Đây là một trong những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc tránh thai nói chung và thuốc tránh thai khẩn cấp nói riêng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai theo đúng chỉ định của bác sĩ và nhà sản xuất thì biện pháp này đạt an toàn đến 99%.
Một số biểu hiện khác có thể gặp khi sử dụng thuốc tránh thai:
- Rối loạn tiêu hoá hoặc bị chướng hoặc đầy hơi.
- Buồn nôn và nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi.
- Đau đầu hoặc đau nửa đầu do các loại hormone trong thuốc gây ra sự thay đổi nội tiết tố gây nên tình trạng đau đầu hoặc có thể liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Tăng cân với tình trạng cơ thể phụ nữ bị giữ nước khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Một số ý kiến cho rằng thuốc tránh thai làm cho lượng nước tăng lên cùng với lượng chất béo. Vì thế, cân nặng có thể tăng lên cao hơn so với trạng thái bình thường.
- Căng tức ngực: Tình trạng này sẽ hết khi cơ thể đã quen với thuốc tránh thai. Hiện tượng này khá nhẹ và không nghiêm trọng với cơ thể.
- Thay đổi tâm trạng hoặc giảm ham muốn tình dục do nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng, cơ thể người phụ nữ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, giảm hứng thú.
- Vô kinh hoặc tắc kinh là tình trạng khá phổ biến khi sử dụng thuốc tránh thai kể cả khi sử dụng thuốc đúng cách. Thông thường, người phụ nữ sẽ bị mất kinh trong vòng 1 tháng và có thể có kinh trở lại đều đặn vào tháng tiếp theo. Ở một số trường hợp có thể xuất hiện nhiều khí hư, có mùi hôi tanh, màu sắc bất thường. Khi đó, người phụ nữ cần đi khám để xác định nguyên nhân.
- Xuất huyết âm đạo có thể xảy ra ở khoảng 50% phụ sau khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Ở những trường hợp này sẽ xuất hiện ra máu ngoài chu kỳ kinh có thể trong 3 tháng đầu sử dụng thuốc. Đồng thời chu kỳ kinh nguyệt có thể bị rối loạn. Nếu trường hợp bị ra máu nhiều và kéo dài quá 5 ngày liên tiếp thì cần đi khám bác sĩ.
Vì vậy, khi sử dụng thuốc tránh thai mà gặp các triệu chứng trên hoặc đau bụng dưới sau khi uống thuốc tránh thai thì không nên quá lo lắng. Bởi vì đây là do phản ứng bình thường của cơ thể khi chưa thích ứng được với thành phần của thuốc. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và không chấm dứt thì có thể là biểu hiện bất thường do chảy máu âm đạo, xuất hiện cục máu đông hoặc máu có màu đen, mùi hôi khó chịu, kèm với đau bụng dữ dội... Người phụ nữ cần thận trọng với những biểu hiện này có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa. Vì thế, cần có kế hoạch đi khám sớm nhất để tìm hiểu nguyên nhân.
3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai
Để sử dụng thuốc tránh thai bao gồm cả thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp đạt hiệu quả tránh thai đồng thời có thể phòng ngừa các tình trạng đau bụng dưới sau khi sử dụng, thì người phụ nữ cần lưu ý những nội dung sau:
- Trước khi sử dụng thuốc tránh thai cần đọc kĩ thành phần và hướng dẫn sử dụng của thuốc. Như vậy sẽ giúp cho việc đề phòng các phản ứng phụ hoặc dị ứng thành phần của thuốc được tốt hơn.
- Cần tuân thủ liệu trình, thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của nhân viên y tế. Với thuốc tránh thai khẩn cấp không nên sử dụng hai liệu trình trong cùng một tháng. Nếu sử dụng thuốc mà vẫn thấy chậm kinh thì cần đến bác sĩ đến khám.
- Thuốc tránh thai hàng ngày có thời gian hiệu quả khác với thuốc tránh thai khẩn cấp. Mặc dù thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ có tác dụng trong khoảng 36 giờ, 72 giờ hoặc 120 giờ thì người sử dụng thuốc tránh thai nên uống ngay sau khi quan hệ không an toàn. Nếu thời gian uống thuốc kéo dài so với thời gian sau quan hệ thì hiệu quả ngừa thai có thể đạt ở mức thấp.
- Nếu sử dụng thuốc tránh thai mà xuất hiện tình trạng nôn sau hai giờ thì có thể bổ sung liều khác để đạt hiệu quả tránh thai.
- Với thuốc tránh thai khẩn cẩn khi sử dụng quá nhiều có thể không làm tăng cường khả năng tránh thai. Người phụ nữ chỉ cần uống đủ và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi quyết định sử dụng để ngừa thai thì ít nhiều phụ nữ có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Những ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời và có thể được cải thiện trong thời gian ngắn khi sử dụng thuốc. Nhưng nếu lạm dụng thuốc có thể trở thành con dao hai lưỡi với những yếu tố nguy hại tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, cần chủ động lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn và ngăn các bệnh lây lan qua đường tình dục, chẳng hạn như bao cao su.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Hậu ly hôn, Joe Jonas chĩa mũi dùi truyền thông vào Sophie Turner Thứ Hai, 11/09/2023, 17:38
- Thai IVF dùng thuốc nội tiết đến tuần bao nhiêu? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu IUI thất bại Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Làm sao để nhận biết triệu chứng mang thai ngoài tử cung? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu em bé quay đầu Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các bước vệ sinh vùng kín đúng cách bạn cần biết Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Vì sao sau IUI bị đau tức bụng dưới ? Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu phôi làm tổ an toàn Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Khi gần sanh có dấu hiệu gì? Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Hướng dẫn vệ sinh vùng kín khi đang bị viêm nhiễm vi khuẩn Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Các triệu chứng sau bơm IUI 5 - 7 ngày Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00