''Túi bi'' bị sệ - có sao không? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đợt này tớ quyết tâm trở thành tuyển thủ xuất sắc
tamsubantre.org - Để chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3 năm nay, trường tớ đã chuẩn bị một mùa giải bóng đá rất hoành tráng. Đây là môn thể thao tớ rất hứng thú vì tớ rất thích và cũng có năng khiếu về nó. Không khó lắm để tớ vượt qua vài chục thằng con trai khác và vinh dự khoác trên mình chiếc áo đội tuyển bóng đá của lớp 10A.
Sắp tới ngày ra quân nên bọn tớ ráo riết tập luyện với quyết tâm “rinh” về cho lớp cúp vô địch. Tần suất tập luyện của chúng tớ gần đây khá dày đặc. Mọi chuyện sẽ cứ êm đẹp trôi đi nếu tớ không vướng phải một vấn đề rất nghiêm trọng.
Đã hơn 2 tuần kể từ lúc tớ tham gia tập luyện cùng đội tuyển bóng đá của lớp, tớ thấy “túi bi” của mình đang bị sệ xuống. Khi tớ sờ vào thì thấy lớp da bao bọc bên ngoài ấy nhão nhão. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi chơi bóng và tới lúc tắm, tớ quan sát thấy điều này rõ hơn. Trời ơi, chắc là do khi chơi bóng, tớ phải chạy nhiều quá làm cho lớp da vùng bìu bị nhão và có xu hướng chảy xuống. Nghỉ chơi bóng thì không thể rồi vì đó là niềm đam mê của tớ, còn nếu tiếp tục, “túi bi” của tớ sẽ bị chảy sệ và đến một ngày nó sẽ “rụng” xuống mất.
Những lo lắng đó ảnh hưởng rất nhiều tới phong độ thi đấu của tớ. Khi đá bóng, tớ không dám chạy nhanh và mạnh như trước vì sợ túi bìu sệ xuống và hai hòn ngọc cũng sẽ theo đó mà rơi tuột đi đâu.
Nỗi lo thầm kín khiến tớ không dám vận động mạnh
Không biết lúc đó mặt tớ trông thảm hại thế nào mà thầy đã phải bật cười khi nghe tớ ”cởi mở” nỗi lòng. Tớ ngơ ngác chẳng hiểu gì còn thầy thì xoa đầu và giúp tớ giải tỏa những lo lắng dồn nén bấy lâu.
Theo lời thầy tớ thì bìu (mà chúng mình vẫn gọi là “túi đựng bi” hay “bị”) là một túi da chùng và nhăn, bên trong chứa tinh hoàn và có tác dụng bảo vệ tinh hoàn. Bìu có tính co giãn, để duy trì nhiệt độ thích hợp với tinh hoàn (nhiệt độ tại tinh hoàn thường thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể từ 3-4 độ, trung bình ở mức 33- 34 độ). Về mặt cấu tạo, da của bìu có những sợi cơ nhỏ. Các sợi cơ này giữ vai trò như máy điều hòa nhiệt độ, nếu gặp nhiệt độ nóng thì bìu hạ xuống xa cơ thể cho mát và khi lạnh thì co lên cho ấm. Bởi vậy không có gì bất thường khi nhiệt độ cơ thể tăng lên thì các sợi cơ sẽ giãn ra, làm cho bìu sệ xuống để giúp tinh hoàn không bị nóng. Thế nên, các bạn trai đừng lo lắng khi thấy bìu của mình hạ xuống khi trời nắng nóng, khi tắm nước nóng, khi bị sốt, khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao… Những lúc đó, bìu đang thực hiện nhiệm vụ làm mát tinh hoàn, bảo toàn tinh trùng và chức năng sinh tinh của tinh hoàn đấy. Các sợi cơ này tuy nhỏ nhưng rất chắc chắn, nó có nhiệm vụ treo và giữ hai “hòn ngọc”. Và sẽ không có chuyện chúng bị sa hay tuột xuống khi chạy hoặc vận động nhiều như tớ đã lo lắng đâu.
Sau khi nghe thầy giáo giải thích, tớ nhẹ cả người. Tớ cứ lo cái túi đựng hai cục cưng của mình sẽ rơi dần xuống theo từng bước chạy. Nếu thế thì hẳn là chẳng cu cậu nào dám trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và môn thể thao vua mà nhiều người yêu thích cũng tàn mất thôi. Hi hi, đúng là tớ thật ngốc xít. May mà có thầy giáo giúp tớ giải tỏa băn khoăn, không thì lo chết mất.
Không còn lo lắng nữa, đợt này, tớ quyết tâm trở thành tuyển thủ xuất sắc trong mùa giải ở trường năm nay.
Hương Giang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00