Tử cung nhi hoá - liệu bạn đã biết? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Có nên vui mừng khi không thấy các dấu hiệu của tuổi dậy thì?
tamsubantre.org - Mặc dù đã đến tuổi trưởng thành, song nhiều bạn nữ vẫn không thấy kinh nguyệt xuất hiện hay ngực và vùng lông sinh dục, lông nách… không phát triển. Liệu điều này có là đáng mừng khi nó giúp ta tránh được một vài rắc rối?
“Sướng thế còn gì”, Hồng đã phán như vậy khi thấy cô bạn thân chia sẻ lượng kinh nguyệt của mình vô cùng ít ỏi, ít đến mức chỉ cần sử dụng băng vệ sinh hàng ngày cho dù đó là những ngày đầu của chu kì. “Tao chỉ ước như mày thôi, chứ cứ lênh láng thế này nhiều khi xấu mặt vô cùng. Ai đời đang đi giữa sân trường, thấy mọi ánh mắt dồn về phía mình, hoá ra trên chiếc váy xinh đã xuất hiện những chấm đỏ đáng ghét. Mà mày biết không, mỗi lần “dính chưởng” như thế, tao ngủ toàn phải lót ni-long phía dưới, nhỡ dây ra đệm là nguy to. Có lần về quê người yêu chơi đúng dịp “đèn đỏ”, tao bị một phen ê mặt khi sáng dậy trên chiếc chăn bông có một vệt đỏ to đùng. Nói túm lại là tao chỉ ước như mày thôi”. Nhìn vẻ mặt chán đời của Hồng khi bước vào nhà tắm với cái quần còn nguyên vết nguyệt san, nỗi lo của cô bạn thân dường như tan biến.
Trường hợp của Thảo lại khác, dù đã 20 tuổi nhưng Thảo chưa từng có kinh. Dù biết mình có sự khác biệt với bạn bè, song Thảo cũng chẳng buồn lo lắng. Thậm chí khi nghe ai đó than phiền về trục trặc do “chuyện con gái” mang lại, Thảo lại thầm mong kinh nguyệt chẳng bao giờ ghé thăm mình. Cho dù có lần, người chị họ đã ghé tai cô bạn này thì thầm: “Như thế coi chừng vô sinh”, Thảo vẫn cho đó là những tin đồn vớ vẩn. Cô bảo: “Chị chẳng biết gì cả, có thai phụ thuộc vào vấn đề trứng có rụng hay không chứ chẳng phải kinh nguyệt có hay không. Mà trứng rụng và kinh nguyệt lại chẳng liên quan gì đến nhau. Như bà hàng xóm bên cạnh nhà em đấy, cả đời có thấy giọt máu kinh nào đâu mà cứ đẻ sòn sòn, đến mức tổ dân phố phải nhắc nhở mấy lần”.
Sự thật hé lộ…
Người bị nhi hoá tử cung sẽ khó có khả năng làm mẹ
Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ chủ yếu sẽ điều trị bằng phương pháp tiêm hóc-môn oestrogen – progesterone vào cơ thể, hoặc cũng có thể dùng phẫu thuật rạch dọc hai bên thành tử cung cho hết bề dày lớp cơ tử cung nhằm tăng kích thước buồng tử cung… Tuy nhiên, việc điều trị này phải kéo dài trong một thời gian, tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và bệnh nhân phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không thể tuỳ tiện dừng lại khi thấy kinh nguyệt trở lại như những người khác.
Nếu được phát hiện và chữa trị sớm thì khả năng mang thai của những người bị tử cung nhi hoá vẫn có thể được phục hồi (tất nhiên còn phụ thuộc vào nguyên nhân). Thế nên, khi đã đến tuổi dậy thì mà vẫn không thấy cơ thể có sự biến đổi tương xứng, các bạn nữ nhất thiết phải đến bệnh viện để kiểm tra, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” nhé.
Nha Trang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00