Tớ là khí hư Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Khí hư là gì nhỉ?
tamsubantre.org - Khí hư - hẳn là cái tên tớ bạn đã nghe đến rất nhiều, nhưng không phải ai cũng biết tuốt tuồn tuột về tớ đâu nhé!
Chân dung của tớ
Sau khi chị trứng rụng, lượng estrogen lại giảm đi, lượng progesteron lại tăng lên, khiến cơ thể tớ mất dần độ ẩm ướt nên có XX và trở nên đặc hơn, lượng ít hơn, thậm chí có XX còn chẳng thấy tớ nữa. Nhưng, đến trước kỳ kinh, rất có thể tớ lại xuất hiện với số lượng khá nhiều, nhưng thường là loãng hơn so với các giai đoạn khác để nhắc nhở cho các bạn chuẩn bị đón chờ “nguyệt san”.
Thực hư chuyện cái tên
Khí hư trong (dịch trong, trắng, nhày dính, có khi loãng như nước, không hôi): dấu hiệu của u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường Estrogen. Khí hư loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục: dấu hiệu viêm âm đạo Khí hư nhiều đặc, dính như hồ, có màu đục: dấu hiệu viêm cổ tử cung Khí hư loãng như nước: dấu hiệu viêm tử cung Khí hư giống như mủ (vàng hoặc xanh): Viêm phần phụ (vòi trứng), nhiễm nấm. Khí hư vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa: dấu hiệu rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật. Khí hư lẫn máu, ra máu bất thường: dấu hiệu của ung thư tử cung. Ung thư tử cung có những dấu hiệu như máu ra bất thường (dù ngoài chu kỳ nguyệt san), kèm theo đau bụng hoặc không, khí hư nặng mùi hoặc có lẫn máu. Khí hư ra nhiều, ngứa ngáy: nhiễm nấm candida và trùng roi gây ngứa. |
Nếu không có tớ
Nếu không có chị trứng, em bé sẽ không được hình thành. Nếu không có bác tử cung, em bé sẽ không có chỗ ở. Còn nếu không có tớ thì sao nhỉ? Mẹ nói là tớ rất có ích, song đến tận thời điểm này, tớ vẫn chưa nhận thấy vai trò của mình. Tớ buồn lắm vì mỗi lần thấy tớ xuất hiện, cô chủ đều cằn nhằn. Cô ấy bảo tớ làm bẩn “vùng kín” và mang lại cảm giác khó chịu. Lẽ nào mẹ đã nói dối tớ, lẽ nào tớ chính là chất khí bị hư vô tác dụng?
Câu hỏi ấy thực sự đã trở thành nỗi băn khoăn khôn nguôi cho đến tận khi tớ gặp được chị trứng. Theo lời giải thích của chị, tớ thực sự là người có ích. Tớ là “cái cầu” để nối hai bờ sông - một nơi là nàng trứng còn nơi kia là các chàng tinh binh. Nếu không có tớ, trứng và tinh trùng khó có thể gặp nhau.
Và như thế có nghĩa, em bé cũng khó có thể được hình thành. Không những vậy, tớ còn có vai trò giữ ẩm “vùng kín”, giúp tạo một môi trường thuận lợi nhất để không tạo ra “chiến tranh” giữa các bác vi khuẩn tốt bụng và những bác vi khuẩn hiếu chiến, theo đó tớ góp phần giúp “cô bé” của XX được bình an, khoẻ mạnh.
Bắt bệnh cho tớ
Một khí hư khỏe mạnh bình thường tất nhiên sẽ có màu trắng như sữa hoặc hơi ngà vàng. Tuy nhiên, cơ thể tớ sẽ có sự chuyển biến rõ rệt về màu sắc nếu không may bị lâm trọng bệnh. Chẳng những vậy, khi bị mầm bệnh tấn công, tớ còn có mùi hôi, tanh… rất khó chịu, số lượng cũng trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh cũng sẽ rất khác so với cùng một thời điểm của chu kỳ khi tớ khoẻ mạnh. Những lúc như thế, tớ chỉ có ước mơ duy nhất là được cô chủ nhanh chóng đưa đến bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa sản phụ khoa. Tớ sợ nhất là bị đem ra làm chuột bạch để thí nghiệm các phương pháp chữa trị không có căn cứ khoa học.
Điều tớ muốn nói
Mặc dù khi tạo ra môi trường ẩm ướt cho âm đạo, tớ có vai trò tạo dựng một môi trường cân bằng, an tòan và khoẻ mạnh cho “cô bé”. Nhưng, nếu XX không chăm sóc cô bé đúng cách, không vệ sinh sạch sẽ thì tớ lại có thể lại phải làm việc mà tớ không muốn đó là tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công. Chính vì thế, để tạo điều kiện cho tớ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, các XX cần vệ sinh “vùng kín” hàng ngày và chọn loại quần chip thấm ẩm, mát thoáng, đặc biệt là cần thay quần chip ít nhất 1 lần 1 ngày.
Bên cạnh đó, các XX cũng cần bổ sung thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản để có thể phát hiện ra khi nào tớ bị ốm. Tất nhiên, không cần phải biết chắc chắn dấu hiệu này là của bệnh gì, nhưng ít nhất khi thấy cơ thể tớ có màu hay mùi khác lạ, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức XX ạ!
Mít
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00