Tình dục và bệnh Crohn có mối liên hệ như thế nào? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
Bệnh Crohn là gì và có ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Bài viết sau sẽ giúp các bạn có một số thông tin về điều này nhé.
1. Bệnh Crohn là gì?
- Crohn là bệnh viêm mạn tính đường tiêu hoá, gây tổn thương ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hoá từ miệng đến hậu môn, xen kẽ các giai đoạn ổn định là các đợt bùng phát.
- Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi trùng nhưng đến nay chưa có bằng chứng. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do quá trình tự hoạt hóa miễn dịch của cơ thể: Những tế bào và protein bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại, virus, nấm, và những xâm nhập bên ngoài khác lại đi chống lại các tế bào đường ruột. Như vậy, thông thường, hệ thống miễn dịch được kích hoạt chỉ khi cơ thể được tiếp xúc với những yếu tố có hại, nhưng trong bệnh Crohn, hệ thống miễn dịch là bất thường và bị kích hoạt trong khi không có mặt của bất kỳ tác nhân gây bệnh nào được biết đến. Hậu quả là tình trạng viêm mãn tính và loét của đường ruột.
- Các yếu tố có thể liên quan đến cơ chế gây như gen-di truyền, yếu tố môi trường, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, đồ ăn nhiều đạm, đồ uống có ga, thuốc lá…
- Bệnh hay gặp ở Tây Âu và Bắc Mỹ với tỷ lệ 100-300/100.000 dân; gần đây có xu hướng tăng ở các nước phát triển khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Lứa tuổi hay gặp 15-30 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ giới.
- Triệu chứng của bệnh Crohn hay gặp nhất là đau bụng, đi lỏng, nếu bệnh lâu dài sẽ biểu hiện thiếu máu, gầy sút cân, mệt mỏi, ăn kém; những đợt bùng phát có thể có sốt… Bệnh không chỉ tổn thương ống tiêu hoá mà còn gây ra các biểu hiện bệnh ngoài ống tiêu hoá: viêm khớp ngoại vi- khớp trục, viêm da (hồng ban nút), loét miệng, tổn thương mắt (viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào), tổn thương gan mật (viêm xơ đường mật nguyên phát),…
- Khi nào thì người bệnh nên đi khám: Người bệnh nên đi khám khi có các yếu tố sau:
- Tuổi: 20 – 40 tuổi
- Tiền sử gia đình: có một người thân, như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con có bệnh này
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất phát triển bệnh Crohn.
- Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen, diclofenac, piroxicam… có thể gây ra bệnh Crohn.
- Tiến triển khi không điều trị bệnh là gì?
- Tắc ruột: Bệnh Crohn theo thời gian sẽ làm ruột dày lên gây hẹp và tắc.
- Loét thủng
- Rò tiêu hóa (fistula) sang bàng quang, âm đạo, tử cung.
- Ung thư. Nguy cơ ung thư lên đến hơn 90%, đặc biệt ở đại tràng.
Hiện nay chẩn đoán bệnh lý Crohn vẫn là vấn đề thách thức với các bác sĩ chuyên ngành tiêu hoá vì chưa có tiêu chuẩn vàng. Chẩn đoán đa mô thức dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh và phẫu thuật.
Tùy giai đoạn và mức độ, biến chứng của bệnh mà lựa chọn điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Thuốc sinh học được xem là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân Crohn mức độ vừa - nặng, có nhiều yếu tố tiên lượng xấu đã đem lại hiệu quả điều trị rất tốt.