Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV Thứ Năm, 16/11/2023, 14:00
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.
Sinh con chính là nhu cầu cơ bản nhất của con người nói chung và cả những người nhiễm HIV nói riêng. Lọc rửa tinh trùng là phương pháp được thực hiện nhằm mục đích lựa chọn tinh trùng để bơm vào tử cung của người phụ nữ hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này giúp cho tăng cường khả năng thành công cho các ca hỗ trợ sinh sản. Liệu phương pháp này có thể áp dụng cho các cặp vợ chồng có HIV hay không?
1. Lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV có loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm HIV cho con?
Đối với những cặp vợ chồng bị nhiễm HIV muốn có con cần có sự tư vấn và trợ giúp từ các chuyên gia y tế để tránh tình trạng đứa trẻ sinh ra không đảm bảo sức khỏe hoặc có thể trở thành gánh nặng cho xã hội.
Người mẹ bị lây nhiễm HIV có thể truyền sang con. Trước đây, người bị nhiễm HIV bị ngăn cản có thai và sinh đẻ, tuy nhiên hiện nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, những người nhiễm HIV vẫn có thể kéo dài sự sống một cách khỏe mạnh. Hiện nay, HIV được xem như một căn bệnh mãn tính có thể được kiểm soát.
Nếu người đàn ông bị nhiễm HIV có thể sinh con an toàn nếu họ thực hiện lọc rửa tinh trùng rồi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, sau khi thành phôi thì cấy vào cơ thể của người vợ.
Thực tế ở Việt Nam, những người nhiễm HIV không được khuyến khích sinh con mặc dù không cấm.
2. Thực hiện phương pháp lọc rửa tinh trùng có thể làm giảm nguy cơ cho con của bạn
Tinh trùng được cho vào một hóa chất có sẵn (môi trường nuôi cấy tinh trùng) rồi được đưa vào máy quay ly tâm. Nhờ sự tác động của lực ly tâm, tinh trùng khỏe sẽ đi về một phía, tinh trùng yếu, dị dạng và tinh tương sẽ đi về một phía. Nếu trong tinh tương có virus HIV thì cũng sẽ bị tách ra khỏi tinh trùng. Bằng phương pháp ly tâm, virus HIV có thể được loại bỏ, giống như các mầm bệnh hay độc tố khác có trong tinh tương. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có đạt được hiệu quả hoàn toàn 100% hay không thì chưa thể khẳng định. Bởi virus HIV có thể tồn tại trong chính tế bào tinh trùng chứ không phải ở trong tinh tương thì việc lọc rửa này cũng chỉ là vô ích, đứa trẻ có thể vẫn sẽ bị nhiễm virus HIV.
Lọc rửa tinh trùng là kỹ thuật loại bỏ tinh tương nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho con chứ không loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Đây cũng không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối. Có tới 5% nguy cơ mẫu tinh trùng dương tính sau khi lọc rửa tinh trùng.
Lọc rửa tinh trùng dù chưa đạt được hiệu quả 100% nhưng sự có mặt của phương pháp này đem lại nguồn hy vọng lớn cho những cặp vợ chồng bị nhiễm HIV.
Sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe và nguy cơ lây nhiễm, các cặp vợ chồng bị nhiễm HIV có thể tự đưa ra quyết định có nên có con hay không bởi đây là quyền chính đáng của tất cả các cặp vợ chồng.
3. Điều kiện để các cặp vợ chồng có HIV có thể thực hiện phương pháp lọc rửa tinh trùng
Hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng chỉ áp dụng đối với những cặp vợ chồng có chồng bị nhiễm HIV và vợ không bị nhiễm HIV.
Người vợ cần được theo dõi để loại trừ khả năng bị HIV giai đoạn cửa sổ hay không, nghĩa là xét nghiệm HIV âm tính sau 6 tháng kể từ lần xét nghiệm âm tính đầu tiên. Trong tất cả các lần quan hệ tình dục, vợ chồng phải dùng bao cao su.
Người vợ cần thực hiện một số thăm dò như chỉ định chụp tử cung vòi trứng, người chồng cần thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Nếu vòi trứng của người vợ thông thì có thể thực hiện lọc rửa tinh trùng rồi bơm vào buồng tử cung của người vợ.
Đối với những cặp vợ chồng bị nhiễm HIV, để có con một cách an toàn và mạnh khỏe, cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để có được sự tư vấn từ các nhân viên y tế về vấn đề sinh sản, khả năng thành công cũng như lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra đối với đứa trẻ, đồng thời các cặp vợ chồng cũng cần phải có sự chuẩn bị về mặt chi phí điều trị nếu quá trình này diễn ra lâu dài.
Nguồn Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Để phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Nam giới cần phải làm gì khi vợ chưa mang thai Thứ Năm, 12/01/2023, 15:00
- Xét nghiệm HIV là gì? Thời điểm nên thực hiện, quy trình và chi phí Thứ Ba, 24/05/2022, 00:00
- Phát hiện chủng virus HIV mới với độc lực cao ở Hà Lan Thứ Ba, 26/04/2022, 16:00
- Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 Thứ Hai, 11/04/2022, 00:00
- Lời cảnh báo cho đại dịch Covid-19 nhìn từ chủng HIV mới Thứ Sáu, 18/03/2022, 10:00
- Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus HIV sử dụng công nghệ mRNA Thứ Ba, 15/03/2022, 14:00
- Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới khỏi HIV nhờ liệu pháp cấy tế bào gốc Thứ Sáu, 04/03/2022, 11:00
- Đã có người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV Thứ Ba, 22/02/2022, 00:00
- Đã có người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV Thứ Ba, 22/02/2022, 00:00
- Phát hiện biến thể mới "siêu lây nhiễm" của HIV, dễ thành AIDS hơn Thứ Ba, 15/02/2022, 15:00
- Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới khỏi HIV nhờ liệu pháp cấy tế bào gốc Thứ Ba, 08/02/2022, 16:00
- Áp dụng phương pháp xét nghiệm đơn giản để phát hiện sớm bệnh lao ở trẻ em và người nhiễm HIV Thứ Tư, 19/01/2022, 17:00